Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013


ND - Cơn bão số bảy đã đổ bộ vào các tỉnh miền trung. Không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nguy cơ về dịch, bệnh do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Do đặc điểm của bão, lụt thường gây ngập úng trên diện rộng và thời gian kéo dài, nhiều công trình cấp nước, công trình vệ sinh của người dân bị phá hủy là cơ hội phát sinh, phát triển các loại bệnh như: sốt rét, bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết... nhất là bệnh tay, chân, miệng.
Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch, bệnh trên là do khi bão, lụt xảy ra trên diện rộng, các mầm bệnh dễ lây lan theo nguồn nước. Thêm vào đó, sự di chuyển của người dân, nhất là những người bệnh cũng dễ làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh. Ngoài ra, do quá mệt mỏi trong thời gian bão lụt, nên sức đề kháng của con người giảm, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các vật chủ và trung gian truyền bệnh, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thương hàn... rất dễ lây lan ở cộng đồng. Trong khi ở các vùng bão lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, sau khi bão tan, nước rút, cùng với việc khắc phục những thiệt hại do bão, lũ gây ra như: đường sá, cầu cống, điện, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống thì một việc cũng hết sức quan trọng, cần được triển khai sớm là thực hiện ngay các biện pháp xử lý nguồn nước, môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại những nơi bị ảnh hưởng của bão lụt, triển khai phương châm "nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó". Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành,  đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp chặt chẽ ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước tại các khu vực dân cư như: xử lý các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt; xử lý rác thải; phân gia súc, gia cầm, xác súc vật bị chết..., nhất là thực hiện ngay vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, môi trường tại các hộ gia đình và các khu vực cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện từ trước khi bão lụt xảy ra, ngành y tế cần tập trung lực lượng, có mặtND - Cơn bão số bảy đã đổ bộ vào các tỉnh miền trung. Không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nguy cơ về dịch, bệnh do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Do đặc điểm của bão, lụt thường gây ngập úng trên diện rộng và thời gian kéo dài, nhiều công trình cấp nước, công trình vệ sinh của người dân bị phá hủy là cơ hội phát sinh, phát triển các loại bệnh như: sốt rét, bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết... nhất là bệnh tay, chân, miệng.
Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch, bệnh trên là do khi bão, lụt xảy ra trên diện rộng, các mầm bệnh dễ lây lan theo nguồn nước. Thêm vào đó, sự di chuyển của người dân, nhất là những người bệnh cũng dễ làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh. Ngoài ra, do quá mệt mỏi trong thời gian bão lụt, nên sức đề kháng của con người giảm, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các vật chủ và trung gian truyền bệnh, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thương hàn... rất dễ lây lan ở cộng đồng. Trong khi ở các vùng bão lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, sau khi bão tan, nước rút, cùng với việc khắc phục những thiệt hại do bão, lũ gây ra như: đường sá, cầu cống, điện, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống thì một việc cũng hết sức quan trọng, cần được triển khai sớm là thực hiện ngay các biện pháp xử lý nguồn nước, môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại những nơi bị ảnh hưởng của bão lụt, triển khai phương châm "nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó". Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành,  đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp chặt chẽ ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước tại các khu vực dân cư như: xử lý các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt; xử lý rác thải; phân gia súc, gia cầm, xác súc vật bị chết..., nhất là thực hiện ngay vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, môi trường tại các hộ gia đình và các khu vực cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện từ trước khi bão lụt xảy ra, ngành y tế cần tập trung lực lượng, có mặt tại các nơi ngập úng để cấp phát thuốc, hướng dẫn người dân xử lý môi trường theo đúng quy định. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Ðối với người dân bị ảnh hưởng bão lũ, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực giếng nước, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chôn xác động vật đúng nơi quy định. Người dân cần thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống...
Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau bão, lụt.
 tại các nơi ngập úng để cấp phát thuốc, hướng dẫn người dân xử lý môi trường theo đúng quy định. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Ðối với người dân bị ảnh hưởng bão lũ, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực giếng nước, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chôn xác động vật đúng nơi quy định. Người dân cần thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống...
Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau bão, lụt.

Posted by Unknown On 18:02

TƯ VẤN CHỌN MUA MÁY LỌC NƯỚC CHO GIA ĐÌNH

Nước uống tinh khiết

Nước uống hàng ngày của chúng ta có an toàn không? đó là mối lo ngại không chỉ riêng ai, bởi vi sinh vật có mặt ở hầu hết mọi nguồn nước tự nhiên, ngay cả nước đun sôi cũng chứa rất nhiều độc tố hóa học và các vi sinh vật có hại cho sức khỏe.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, có tới 25 triệu người chết hàng năm do uống nước bẩn, đa số là trẻ em. Có tới 75% bệnh nhân đau ốm, mắc bệnh trên toàn thế giới là do uống nước bẩn và có tới 2.100 chất nhiễm bẩn khác nhau từ khắp các vòi nước trên thế giới.
chúng ta đang sử dụng nước không sạch?
Nước chúng ta sử dụng hàng ngày nhiễm khá nhiều vi sinh vật: cát, bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây bệnh, các chất rắn vi sinh vật, chất thải công nghiệp… Chưa kể tới những nơi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, chứa quá nhiều mangan, sắt, chì, nitrat, thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, các hóa chất khác…Tại một số vùng, clo còn được sử dụng quá liều lượng để tiêu diệt vi khuẩn, gây mùi khó chịu và nếu dùng nhiều nguy cơ sẽ dẫn đến ung thư dạ dầy.

Lựa chọn loại thiết bị lọc nước tinh khiết

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, các thiết bị lọc nước tinh khiết dùng trong gia đình đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm sử dụng.. Hiện trên thị trường có 5 loại thiết bị lọc nước gia đình chính, đó là Eco Master (Mỹ),Himalaya (ấn Độ), Doulton (Anh), Dawa (Hàn Quốc), Depural (ý) với 4 công nghệ lọc chính. Trong đó, bình và thiết bị lọc, khử trùng nước uống ngay PUREit của EcoMaster của Mỹ được coi là có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Loại bình và thíết bị lọc này có chứa nhựa iốt PENTAPURE – một công nghệ làm sạch nước mang tính cách mạng đã được các nhà du hành vũ trụ Nasa, Hội chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Hòa Bình thế giới, quân đội Mỹ , các sứ quán Mỹ trên toàn thế giới sử dụng, và có tới 40% dân số Mỹ dùng loại thiết bị lọc nước này trong cuộc sống hàng ngày. Loại bình này có thể cắm trực tiếp vào vòi nước máy, không cần phải đun sôi nước trước khi lọc, rất cần thiết cho gia đình có con nhỏ, người già, người yếu về đường tiêu hóa và hô hấp.
day-chuyen-loc-nuoc
PENTAPURE diệt khuẩn mạnh gấp hàng triệu lần các viên iốt làm sạch nước thông thường, loại bỏ 100% các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút có hại cho sức khỏe. Dựa trên cơ sở của cac bon hoạt tính, PUREit khử toàn bộ clo và các mùi vị khó chịu có trong nước, giảm tối đa thành phần kim loại nặng và các độc tố hóa học nhưng vẫn giữ lại được chất khoáng có lợi cho cơ thể.
Loại thiết bị lọc nước đơn giản, tiện dụng và rẻ tiền mang tên Himalaya của ấn Độ cũng đang được người tiêu dùng ưu chuộng. Với 5 loại 12 LH1, 16LH2,20LH2, 27LH3, tốc độ lọc nước từ 2 lít – 4 lít/h. Phin lọc nước của Himalaya được gia công trên dây chuyền công nghệ cao với công thức trộn bụi gốm ceramic, ceramic mang điện tích dương, khi đổ nước vào bình lọc, qua khe lọc 0,2 microm, ngăn chặn hầu hết vi khuẩn, các loại chất rắn hòa tan và không hòa tan trong nước.Trong 3 – 4 ngày đầu lọc nước, nước lọc sẽ ra chậm nhưng sau đó sẽ chảy nhanh và tăng dần, ban đầu do phin lọc mới, nên nước hơi có mùi nhẹ nhưng vô hại, sau 3- 4 ngày lọc nước, nước sẽ hết mùi. Hàng tuần phải vệ sinh bình lọc và làm sạch phin lọc bằng bàn chải mềm, cọ rửa những chất bẩn, cặn bám trên thân phin lọc. Nước không cần phải đun sôi mà đổ trực tiếp vào bình lọc.

Giá của các loại máy lọc, bình lọc nước

Giá loại bình lọc dùng cho gia đình, văn phòng, dã ngoại của Eco Master, giá 395.000 đồng/bình. Lõi lọc thay thế của bình lọc EcoMaster loại PCR 100: 145.000 đồng.
Giá của loại bình lọc nước Himalaya hiện bán trên thị trường: 280.000đồng (12LH1), 360.000 đồng (16 LH2), 390.000 đồng (20 LH2) và 480.000 đồng (27LH3). Lõi lọc thay thế của bình lọc Himalaya Nam giá 6.000 đồng/chiếc. 40.000 đồng/chiếc, có thể thay thế bằng lõi lọc gốm của Việt
Công nghệ lọc RO hiện cũng được giới thiệu rộng rãi trên thị trường, chủ yếu dùng để lọc lấy nước tinh khiết 100%, không còn tạp chất, chất khoáng, vi khuẩn…Nước đi qua khe lọc nhỏ tới 0,001 micro, giá khoảng 4.000.000 đồng/bộ bình lọc RO của Mỹ dùng trong gia đình.
Các thông tin về sản phẩm cũng như giá cả của các loại máy lọc nước RO và máy lọc nước NANO, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

HÀ NỘI LẠI LO NƯỚC NHIỄM ASEN

Posted by Unknown On 17:57

Hà Nội lại lo nước nhiễm asen

- Trước những lo ngại của người dân về tình trạng nhiễm asen trong nước ngầm ở Hà Nội, các cơ quan chức năng đã vào cuộc và đang tìm biện pháp kiểm soát.
Nguy cơ nước nhiễm asen
Việc thời gian vừa qua, hàng trăm hộ dân thuộc cụm dân cư khu nhà ở N01, N02, N03, N04, N05 thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) lo lắng khi phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen.
>> Máy lọc nước RO xử lý tốt tình trạng nước nhiễm Asen
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải đến bây giờ việc nước ngầm ở Hà Nội nhiễm asen mới được phát hiện.
Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay tại Hà Nội việc cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ hai nguồn nước là nước mặt và nước ngầm, tổng công suất cấp nước của các nhà máy nước chính khoảng 900.000 m3/ngày đêm, trong đó số người sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 73%.
Tuy nhiên, về chất lượng, thì nguồn nước ngầm đang sử dụng để cấp nước cho Hà Nội khai thác có đặc tính: Nguồn nước ở phía Nam nội thành Hà Nội có hàm lượng sắt, amoniac rất cao.
Tại các bãi giếng của nhà máy nước như Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình, hàm lượng Fe trung bình vào khoảng 8,1- 11,2 mg/l, còn hàm lượng NH4+ trung bình lên tới 10,4 – 19,7 mg/l, đồng thời nguồn nước có dấu hiệu bị nhiễm bẩn hữu cơ ở mức độ thấp.
Nguồn nước ngầm của các bãi giếng ở khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội lại có hàm lượng mangan cao hơn các bãi giếng phía Nam.
ha noi nuoc lai nhiem asen
Tại một khu chung cư ở Hà Nội, nơi người dân phát hiện nước nhiễm asen. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Trong khi đó hàm lượng sắt và amoniac tại khu vực này lại rất thấp. Các khu vực như Gia Lâm, Sài Đồng, Cáo Đỉnh thường xuất hiện nguồn nước có sắt và mangan tồn tại ở dạng keo của axit humic và keo silic.
Dù các chỉ tiêu chất lượng vẫn nằm trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh quy định, nhưng theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nếu sử dụng nước thô (chưa xử lý), để cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống thì việc nước nhiễm asen có thể sẽ xảy ra.
“Báo cáo dự án điều tra hiện trạng ô nhiễm asen trong các hệ thống cấp nước tập trung thuộc khu vực đô thị và khu công nghiệp do Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam lập năm 2009 cho thấy, hiện trạng asen trong nước thô và nước sau xử lý tại các nhà máy nước của Hà Nội là: Chất lượng nước khai thác từ giếng khoan chưa xử lý có hàm lượng asen dao động 0,002 mg/l – 0,038 mg/l.
Khu vực có hàm lượng asen tương đối cao từ 0,016- 0,018 mg/l tại các giếng khoan của các nhà máy nước ngầm Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Kim Liên.
Nhưng chất lượng nước sau xử lý có hàm lượng asen dao động từ 0,002 mg/l- 0,009 mg/l và đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống (quy định hàm lượng asen cho phép là 0,01 mg/l với mức độ giám sát B)”- đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Thay thế nguồn nước ở khu nhiễm asen
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang, trước phản ánh của người dân xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) về hàm lượng asen trong nước ở đây vượt quá tiêu chuẩn cho phép khoảng 37- 41 lần, Bộ đã phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra và bước đầu cho thấy nguồn nước thô từ giếng khoan tại khu dân cư xã Mỹ Đình có nhiễm asen.
Chủ đầu tư tại khu chung cư cao tầng ở khu vực này, đang tự cung cấp nước sạch thông qua các trạm cấp nước nhỏ, lẻ nên chưa kịp thời phát hiện tình hình ô nhiễm cũng như chưa có các giải pháp xử lý vi phạm.
“Từ thực trạng nhiễm asen trong nước ngầm tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cũng đã có một số kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, yêu cầu Hà Nội phải tổ chức điều tra, khảo sát về chất lượng nước ngầm, có đánh giá về mức độ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nhiễm asen để phục vụ cho việc quy hoạch, khai thác sử dụng nước ngầm đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời phải tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước ngầm cung cấp cho các hộ dân cư trên địa bàn và đối với các dự án nhà ở, chung cư, tái định cư, khu đô thị mới… đang tự cung cấp nước để có những biện pháp xử lý” – lãnh đạo Bộ Xây dựng nói.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, để khắc phục tình trạng nước ngầm bị nhiễm asen trong điều kiện hiện nay thì ở mỗi nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý mangan và asen ngay tại nguồn cấp nước.
nguồn tin tức
Nguy cơ nước nhiễm asen
Việc thời gian vừa qua, hàng trăm hộ dân thuộc cụm dân cư khu nhà ở N01, N02, N03, N04, N05 thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) lo lắng khi phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm asen.
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy không phải đến bây giờ việc nước ngầm ở Hà Nội nhiễm asen mới được phát hiện.
Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay tại Hà Nội việc cung cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ hai nguồn nước là nước mặt và nước ngầm, tổng công suất cấp nước của các nhà máy nước chính khoảng 900.000 m3/ngày đêm, trong đó số người sử dụng nước ngầm chiếm khoảng 73%.
Tuy nhiên, về chất lượng, thì nguồn nước ngầm đang sử dụng để cấp nước cho Hà Nội khai thác có đặc tính: Nguồn nước ở phía Nam nội thành Hà Nội có hàm lượng sắt, amoniac rất cao.
Tại các bãi giếng của nhà máy nước như Pháp Vân, Tương Mai, Hạ Đình, hàm lượng Fe trung bình vào khoảng 8,1- 11,2 mg/l, còn hàm lượng NH4+ trung bình lên tới 10,4 – 19,7 mg/l, đồng thời nguồn nước có dấu hiệu bị nhiễm bẩn hữu cơ ở mức độ thấp.
Nguồn nước ngầm của các bãi giếng ở khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội lại có hàm lượng mangan cao hơn các bãi giếng phía Nam.
Hà Nội lại lo nước nhiễm asen, Tin tức trong ngày, nuoc nhiem asen, chung cu ha noi, nha may nuoc phap van, nhiem ban huu co, nguon nuoc ngam, ham luong sat, khu cong nghiep, tin tuc, tin nhanh, tin hot,vn
Tại một khu chung cư ở Hà Nội, nơi người dân phát hiện nước nhiễm asen. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Trong khi đó hàm lượng sắt và amoniac tại khu vực này lại rất thấp. Các khu vực như Gia Lâm, Sài Đồng, Cáo Đỉnh thường xuất hiện nguồn nước có sắt và mangan tồn tại ở dạng keo của axit humic và keo silic.
Dù các chỉ tiêu chất lượng vẫn nằm trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh quy định, nhưng theo đánh giá của Bộ Xây dựng, nếu sử dụng nước thô (chưa xử lý), để cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt và ăn uống thì việc nước nhiễm asen có thể sẽ xảy ra.
“Báo cáo dự án điều tra hiện trạng ô nhiễm asen trong các hệ thống cấp nước tập trung thuộc khu vực đô thị và khu công nghiệp do Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam lập năm 2009 cho thấy, hiện trạng asen trong nước thô và nước sau xử lý tại các nhà máy nước của Hà Nội là: Chất lượng nước khai thác từ giếng khoan chưa xử lý có hàm lượng asen dao động 0,002 mg/l – 0,038 mg/l.
Khu vực có hàm lượng asen tương đối cao từ 0,016- 0,018 mg/l tại các giếng khoan của các nhà máy nước ngầm Pháp Vân, Ngô Sỹ Liên, Kim Liên.
Nhưng chất lượng nước sau xử lý có hàm lượng asen dao động từ 0,002 mg/l- 0,009 mg/l và đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống (quy định hàm lượng asen cho phép là 0,01 mg/l với mức độ giám sát B)”- đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
Thay thế nguồn nước ở khu nhiễm asen
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang, trước phản ánh của người dân xã Mỹ Đình (huyện Từ Liêm) về hàm lượng asen trong nước ở đây vượt quá tiêu chuẩn cho phép khoảng 37- 41 lần, Bộ đã phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra và bước đầu cho thấy nguồn nước thô từ giếng khoan tại khu dân cư xã Mỹ Đình có nhiễm asen.
Chủ đầu tư tại khu chung cư cao tầng ở khu vực này, đang tự cung cấp nước sạch thông qua các trạm cấp nước nhỏ, lẻ nên chưa kịp thời phát hiện tình hình ô nhiễm cũng như chưa có các giải pháp xử lý vi phạm.
“Từ thực trạng nhiễm asen trong nước ngầm tại Hà Nội, Bộ Xây dựng cũng đã có một số kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, yêu cầu Hà Nội phải tổ chức điều tra, khảo sát về chất lượng nước ngầm, có đánh giá về mức độ ô nhiễm nguồn nước, trong đó có nhiễm asen để phục vụ cho việc quy hoạch, khai thác sử dụng nước ngầm đúng mục đích và hiệu quả. Đồng thời phải tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước ngầm cung cấp cho các hộ dân cư trên địa bàn và đối với các dự án nhà ở, chung cư, tái định cư, khu đô thị mới… đang tự cung cấp nước để có những biện pháp xử lý” – lãnh đạo Bộ Xây dựng nói.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, để khắc phục tình trạng nước ngầm bị nhiễm asen trong điều kiện hiện nay thì ở mỗi nhà máy nước cần cải tiến công nghệ lọc nước, có thêm công đoạn xử lý mangan và asen ngay tại nguồn cấp nước.

BỘ LỌC NƯỚC SINH HOẠT TRỌNG LỰC

loc-nuoc-sinh-hoat
Giá bán: Liên hệ
Kho hàng: Có sẵn hàng
Bộ lọc nước sinh hoạt trọng lực chuyên dụng để xử lý sắt và mangan và các tạp chất cặn bẩn lơ lửng trong nước.
Model: DH – 06
Bảo hành 02 năm
Bộ lọc nước DH – 06 hiệu DoctorHouses là thiết bị chuyên dụng để xử lý sắt và mangan và các tạp chất cặn bẩn lơ lửng trong nước của Công ty chúng tôi là những nghiên cứu tiên tiến nhất thế giới phát minh ra thiết bị xử lý nước tính năng nhất thể hóa hiệu quả cao, thể tích của thiết bị nhỏ, chiếm diện tích chỉ có là 1.2 m2, độ cao là 1.6m, không gian chiếm dùng nhỏ, không cần phòng chuyên dùng.
Do sản phẩm không cần thiết bị sốc khí ô xy hóa độc lập,chỉ cần trong nước bơm qua bộ trộn oxy sẽ được bổ sung thêm ô xy, tiến hành phản ứng ô xy hóa, vì vậy mà không làm tiêu hao điện năng, và tính năng làm việc ổn định đáng tin cậy, cũng là thiết bị xử lý sắt mangan lý tưởng.
Đặc điểm của máy lọc nước tốc độ cao: Tốc độ lọc cao, lọc hiệu quả tốt.
  Sử dụng công nghệ lọc tiên tiến của nước ngoài, toàn bộ trên bề mặt lọc của tốc độ lọc được ăn khớp đồng đều với nhau, bảo đảm được tốc độ lọc nâng cao hiệu quả lọc trên cơ sở mức độ giới hạn lớn có hiệu quả. Đồng thời căn cứ vào nguyên tắc khoa học kết hợp nguyên liệu lọc với nhau, dùng rất nhiều loại tầng lọc của nguyên liệu lọc tạo thành tầng lọc tối ưu, khiến cho hiệu quả lọc càng tốt hơn, tầng lọc dầy, để đảm bảo khi chất lượng nước cấp vào đột nhiên xấu đi, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng nước ra, ngăn ngừa  nhược điểm của nguyên liệu lọc lớp mỏng thô sơ đơn giản.
Đặc điểm của nguyên liệu lọc: Cường độ cao, chịu được sự ăn mòn.
  Bình lọc Công ty chúng tôi sử dùng loại nguyên liệu cao cấp, kết hợp với cấu tạo kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất thế giới mà tạo thành,làm cho bình lọc dùng được bền chắc,có thể chống sự biến dạng, mà nó còn có tính kháng ăn mòn rất mạnh, sự hỏng hóc ở mức thấp kéo dài tuổi thọ sử dụng lâu từ 15 năm đến 30 năm, ngoại hình mỹ quan đẹp, sử dụng tiện lợi, bảo vệ môi trường xanh.
 Ngoài ra, kết cấu lọc của nó được thiết kế độc đáo,khiến cho nước chảy đạt được bình quân, bảo đảm lọc đạt được mức triệt để, sẽ không làm cho lọc lưu lại góc chết, mà có thể phát huy lưu lượng nước dẫn lớn nhất và chất lượng tốt nhất.
Bộ phận sốc khí: Không cần bể sốc khí và tháp sốc khí, cũng không cần tra chất thuốc và chất xúc tác, chúng tôi sử dụng bộ trộn oxy tạo ra luồng áp suất thấp hút oxy trộn vào dòng nước bơm qua nó, làm cho nước nhanh kết tủa Sắt và mangan, giúp nguyên liệu lọc có hiệu quả tuổi thọ kéo dài, giảm điện năng tiêu thụ, giảm giá thành vận hành.
Bộ phận thân của thiết bị: Nước vào mạnh phản ứng ô xy hóa mạnh, máy bơm nước cấp nước,đường ống sẽ chuyển cấp, phương thức cấp nước là do van trộn oxy điều khiển phân bố, nước sau khi được là giàu oxy được đưa qua từng cấp lọc khác nhau rồi phân bố nước trở về nước sạch, trực tiếp cấp nước sạch cho người dùng, kết cấu độc đáo.
Bộ phận lọc: Do bên trong của máy lọc có thiết kế lắp đặt van rửa ngược, không cần trang bị rửa ngược bằng máy bơm và bể bên ngoài, có thể làm giảm bớt chiếm diện tích công trình, làm hạ thấp việc đầu tư công trình..
Hình thức rửa ngược: lọc rửa ngược cường độ cao, làm cho tầng lọc rửa đồng đều, triệt để sẽ không hình thành góc chết, khi rửa ngược thời gian ngắn, chu kỳ lọc dài và kéo dài tuổi thọ sử dụng nguyên liệu lọc.
Nguyên lý và công dụng
  Thiết bị xử lý sắt và mangan dùng bọt ô xy hóa, xúc tác cát mangan, hấp thụ. nguyên lý lọc của xử lý sắt, mangan là lợi dụng không khí trong nước làm Fe2+ và Mn2+ Ô xy hóa thành Fe3+ và MnOkhông thể có trong nước lại kết hợp với xúc tác của cát mangan tự nhiên, hấp thụ sẽ lọc làm sắt và mangan trong nước cách tử xử lý.
Tính năng kỹ thuật
Phạm vi bình thường hình thức máy phù hợp nước vào: Fe2+≦20mg/L,Mn2+≦10mg/L, dẫn nước ra đạt: Fe2+≦0.5mg/L,Mn2+≦0.1mg/L.
Khi đó nước nguồn vào có hàm lượng của sắt và mangan rất cao: Căn cứ vào số lượng cụ thể phối hợp với nguyên liệu xử lý tương ứng và tiến hành công nghệ cấp nước xử lý, bảo đảm hộ dùng nước an toàn vệ sinh.
 Thiết bị chủ yếu của DH – 06
Bình lọc: Vỏ bình lọc được thiết kế chủ yếu bằng Inox, hệ thống đường ống van khóa bằng nhựa tiền phong
Nguyên liệu lọc: cát mangan xử lý sắt và mangan, than hoạt tính, cát thạch anh, hạt xifo, hạt xúc tác..
Khi đó nước nguồn vào có hàm lượng của sắt và mangan rất cao: Căn cứ vào số lượng cụ thể phối hợp với nguyên liệu xử lý tương ứng và tiến hành công nghệ cấp nước xử lý, bảo đảm hộ dùng nước an toàn vệ sinh.
WHF-FM03DH – 05WHF-FM04DH – 06

BỘ LỌC ĐÔI – MÁY LỌC NƯỚC DÀNH CHO GIA ĐÌNH

Bộ lọc nước treo 2 cấp (Dual undercounter) nhỏ gọn, ẩn mình ngay dưới bồn rửa, tiết kiệm không gian một cách tối đa.  Nguồn nước được cung cấp trực tiếp từ hệ thống nước gia đình, mọi thành viên trong nhà có thể thoải mái dùng nước sạch suốt cả ngày.

Đặc điểm chungro-loc-doi

Vỏ bằng Polypropylene, vòi nước và phụ kiện không nhiễm chì. Ruột lọc than hoạt tính, kết cấu khối đặc, làm từ than gáo dừa, sản phẩm của CMAX-USA, được NSF kiểm định đạt tiêu chuẩn an toàn thục phẩm và dược phẩm (FDA).

Easy-T – 2 cấp lọc

  • Lọc cấp 1: lọc cặn 5 micron
  • Lọc cấp 2: Kết cấu khối đặc, làm từ than gáo dừa
  • Giữ lại các tạp chất >05 micron
  • Lưu lượng tối đa: 3.8 lit/ phút
  • Khử ký sinh trùng, căn trong đường ống
  • Khử mùi, Lọc các hợp chất từ clorine (THMs),
  • Trả lại vị ngọt tự nhiên cho nguồn nước.
  • Tuổi thọ: lọc được 19.500 lit nước nhiễm Chlorine.
  • Tất cả vật liệu liệu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm FDA do NSF kiểm định.
  • Vòi nước không nhiễm chì, 2 chế độ mở.

EasyPb2 – 2 cấp lọcmo-hinh-ro-loc-doi

  • Lọc cấp 1: lọc cặn 5 micron
  • Lọc cấp 2: Kết cấu khối đặc, làm từ than gáo dừa
  • Giữ lại các tạp chất >0.5 micron
  • Lưu lượng tối đa: 3.8 lit/ phút
  • Lọc các loại khuẩn Coliform
  • Khử ký sinh trùng trong đường ống
  • Khử mùi, Lọc các hợp chất từ clorine (THMs),
  • Tuổi thọ: lọc được 75.500 lit nước nhiễm Chlorine.
    8.000 lít nước nhiễm chì
  • Tất cả vật liệu liệu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm FDA do NSF kiểm định.
  • Vòi nước không nhiễm chì, 2 chế độ mở.

EasyCa2 – 2 cấp lọc

  • Lọc cấp 1: Trao đổi ion để khử các kim loại cứng như Can-xi và Ma-giê, chống đóng cặn.ro-voi-rua
    Vòi đang ở chế độ mở liên tục
  • Lọc cấp 2: Kết cấu khối đặc, làm từ than gáo dừa hoạt tính
  • Giữ lại các tạp chất >5 micron
  • Lưu lượng tối đa: 3.8 lit/ phút
  • Khử ký sinh trùng trong đường ống
  • Khử mùi, Lọc các hợp chất từ clorine (THMs),
  • Tuổi thọ: lọc được 19.500 lit nước nhiễm Chlorine.
  • Tất cả vật liệu liệu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm FDA do NSF kiểm định.
  • Vòi nước không nhiễm chì, 2 chế độ mở.
Lưu ý: không dùng cho nguồn nước ô nhiễm vi sinh. Hoạt động tốt nhất ở áp suất 30psi.
Doanh nghiệp chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm máy mọc nước R/OMáy lọc nước NANO, đúng giá và chất lượng cao.

BỘ LỌC THÔ – MÁY LỌC NƯỚC DÀNH CHO GIA ĐÌNH

ro-loc-thoBộ lọc nước kiểu này được gắn rực tiếp vào vòi nước. Khi cần nước sạch, chỉ việc gạt van sang vị trí “Lọc”.
Vỏ lọc bằng polypropylene 100%, kiểu dáng thanh lịch, đảm bảo vệ sinh, dễ dàng lắp đặt, phù hợp với các loại vòi nước.
Trong dây chuyền lọc nước này, bộ phận lọc bằng than hoạt tính làm từ gáo dừa, kết cấu khối đặc (SB), do Cmax sản xuất tại USA, toàn bộ nguyên phụ liệu đảm bảo an toàn thực phẩm (theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm FDA, được NSF International kiểm định.
Tùy theo nguồn nước máy, có thể chọn 1 trong những model dưới đây:

ACT-ETW:

  • Loại bỏ các tạp chất >5 micron
  • Lưu lượng: 3.8 lit/ phút ở điều kiện 1 kg/cm2
  • Lọc các loại ký sinh trùng đường ống
  • Khử mùi Clo, phóng xạ nguyên tử …
  • Khả năng lọc được 11.400 lit nước nhiễm Clo

ACT-Pb: lõi lọc Cmax

  • Làm từ than gáo dừa
  • Loại bỏ các tạp chất >0.5 micron
  • Lưu lượng: 3.8 lit/ phút ở điều kiện áp suất 1 kg/cm2
  • Lọc các loại khuẩn Coliform
  • Lọc Chì, các hợp chất từ clorine (THMs),
  • Lọc các loại ký sinh trùng trong đường ống
  • Khử  mùi Clo: 75.700 lit nước nhiễm Clo
  • Khử  Chì: 7.570 lít nước nhiễm chì

MÁY LỌC NƯỚC BIỂN

Đây là loại máy lọc nước biển thành nước ngọt chạy êm nhất và ổn định nhất trên thế giới (cho đến nay). Đặc biệt, máy lọc nướcbiển này có thể dùng nguồn điến xoay chiếu và một chiều (AC/DC) nên rất phù hợp với những nơi gặp khó khăn về điện năng, dễ dàng kết nối với:
  • Pin
  • Ac-quy
  • Điện gió
  • Điện mặt trời

Công suất – model:ro-loc-nuoc-bien

  1. AC 48: 1.160 lít/ ngày (max 48 lít/h), điện AC 110V, bơm 3/4HP
  2. AC 24: 580 lít/ ngày (max 24 lít/h), điện AC 110V, bơm 1/3 HP
  3. DC 24: 580 lít/ ngày (max 24 lít/h), điện DC 12,  bơm 1/3 HP.
Những ai có yêu cầu cao về chất lượng nước, ưa thích sự gọn nhẹ, đơn giản nhưng bền chắc đều có thể dùng loại này.
Ngoài nguồn điện AC 110 Volts hoặc DC 12 Volts, các máy lọc loại này còn có thể được thiết kế theo kiểu treo, rất thích hợp cho những tàu thuyền cỡ vừa và nhỏ.
Cấu trúc ấn tượng
  • 2 kiểu: đứng độc lập hoặc treo tường
  • Khung mở: dễ dàng bảo trì bảo dưỡng
  • Chân đế bằng hợp kim nhôm phủ sơn tĩnh điện
  • Màng lọc gắn sau motor máy bơm
  • Hệ thống chống rung
  • Nguồn điện AC 110V hoặc DC 12V
Các thành phần bằng thép không gỉ cao cấp:
  • Bơm cao áp
  • Van điều khiển
  • Van xả (Max. 900 PSI)
  • Đồng hồ áp suất
  • Đường ống, khớp nối bằng thép 316L
Các bộ phận chất lượng cao:
  • Đồng hồ do lưu lượng nước ngọt
  • Bộ lọc thô 5 micron
  • Vỏ lọc bằng hỗn ho85p sợi thủy tinh carbon
  • Màng RO chuyên dùng, chất liệu TFC, hãng Dow Chemical
  • Các chi tiết đạt chuẩn an toàn thực phẩm FDA
Các phụ kiện:ro-loc-nuoc-bien-pk
  • Bút đo TDS cầm tay
  • Lõi lọc thô 5 micron
  • Dầu chuyên dùng cho máy bơm
  • Hóa chất bảo vệ màng lọc
  • Sách hướng dẫn sử dụng

LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN KHỬ AMONI, LÀM MỀM NƯỚC, KHỬ MÀU, KHỬ MÙI, AIXEM

loc nuoc gieng khoan khu amoni
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
  • Vật liệu lọc, Xuất xứ: Italia
  • Model FRP 948S.3, cột lọc đa năng
  • Xuất xứ: Taiwan
  • Kích thước:225 x 1200 mm
  • Nguồn nước xử lý: Nước thủy cục hoặc nướcgiếng
  • Công suất lọc: 1000 Lít/giờ
  • Kích thước đường ống nước vào và ra: 27mm
  • Xử lý các chỉ tiêu sau của nước:
    Khử Nitrit, Nitrat, Sulfat, khử kim loại nặng, khử Asen có trong nước
  • Áp lực nước đầu vào: tối thiểu 20 psi (1.4 kg/cm2) hoặc bồn nước cao 7m trở lên hoặc dùng bơm 1/4 HP, chịu được áp lực làm việc lớn 10 bar
  • Phụ kiện: Bộ van đa chiều hoàn chỉnh

ĐÁNH GIÁ

  • Vỏ bằng composite sợi thuỷ tinh xoắn, bền đẹp
  • Hệ thống van đa chiều, súc xả dễ dàng chỉ bằng 1 thao tác hoặc sử dụng van tự động
  • Thiết bị phù hợp cho gia đình (8-10 người), cơ quan, xí nghiệp, trường học, khách sạn, nhà hàng
  • Nước qua cột đảm bảo đạt chỉ các tiêu cần xử lý theo QCVN 01:2009/BYT.

Nước mặt ô nhiễm trầm trọng
Môi trường nước mặt (sông, ao, hồ) ở Hà Nội cũ, Hà Đông, Sơn Tây và các làng nghề của Hà Tây ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất chưa được xử lý và ngày càng gia tăng, vượt quá khả năng tự làm sạch của tất cả các sông, hồ trong vùng Hà Nội. Nước thải từ sinh hoạt đô thị vẫn là nguyên nhân chính (chiếm 80%) gây ra ô nhiễm các chất hữu cơ đối với môi trường nước mặt ở các đô thị của Thủ đô Hà Nội.
Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ của Hà Nội vốn là cảnh quan thiên nhiên rất đẹp của Hà Nội, nay biến thành kênh thoát nước thải chưa được xử lý, các chất ô nhiễm hữu cơ vượt quy chuẩn cho phép đối với nước loại B nhiều lần, mặt nước biến thành màu đen, các khí NH3, CH4, H2S bốc mùi hôi rất khó chịu.
Nhiều hồ của Hà Nội, trước đây cũng là cảnh quan thiên nhiên đặc sắc nay tiếp tục bị ô nhiễm nặng. Ngay cả Hồ Tây, hàm lượng BOD đạt 4 - 25 mg/l. Hồ Bảy Mẫu là 26 - 30mg/l, hồ Trúc Bạch 20 - 42mg/l.
Chất lượng nước sông Hồng đi qua Hà Nội, trước đây đạt loại A, trừ hàm lượng chất lơ lửng (phù sa), nay hàm lượng BOD cực đại lên tới 10 - 16mg/l.
Sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua Thủ đô Hà Nội cũng bị ô nhiễm, hàm lượng BOD từ 18 - 36mg/l (tiêu chuẩn nước loại B là BOD £ 25), hàm lượng NH4+ từ 2 - 5,5 mg/l (tiêu chuẩn nước loại B là £ 1 mg/l).
Nước sông Tích (Hà Tây) trước đây đạt tiêu chuẩn loại A, đến nay đã có một số chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn loại A, như BOD = 8,3 (tiêu chuẩn A là £ 4 mg/l). Chỉ còn sông Bùi là tương đối sạch, BOD xấp xỉ bằng 4 mg/l.

Ngập úng vẫn kinh niên
Tình trạng ngập úng ở các đô thị của Thủ đô Hà Nội trong mùa mưa rất nặng nề và chưa thể khắc phục. Có thể nêu ba nguyên nhân chủ quan gây úng ngập.
Một là, thời gian dài trước đây, nhiều đô thị đã chuyển đổi nhiều đất cây xanh, đất nông nghiệp thành đất ở, lấp nhiều ao, hồ để xây dựng công trình, làm mất sự cân bằng tích chứa nước của đô thị, bê tông hóa gần hầu hết diện tích mặt đất đô thị, làm giảm khả năng thấm tiêu nước mưa.
Hai là, hệ thống thoát nước của đô thị vẫn quá thấp kém cả về mạng lưới cống thoát, cả về tiết diện dòng chảy.
Ba là, đô thị Hà Nội ngày càng mở rộng, tổng lượng nước mưa tập trung trong nội thị ngày càng lớn, trong khi hệ thống sông ngòi thoát nước ngày càng bị thu hẹp.
Hà Nội ngày càng ồn
Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn ở các đô thị của thủ đô Hà Nội ngày càng tăng. Môi trường không khí ở các đô thị của thủ đô Hà Nội hiện nay nói chung đang bị ô nhiễm nặng nề cả về bụi và tiếng ồn.
Về bụi TSP (bụi lơ lửng) và bụi PM10 (hạt có kích thước nhỏ hơn 10 micromet), nồng độ bụi trung bình gấp 1,5 - 3 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Ở các khu vực đang diễn ra hoạt động xây dựng, sửa chữa, nồng độ bụi gấp 5 - 7 lần TCCP. Mức ồn ở nhiều đường phố chính trong đô thị đều vượt 75 dBA, cực đại đạt tới 85 - 88 dBA. Ô nhiễm các khí độc hại SO2, NO2, CO, Pb, CnHn còn có tính cục bộ, chủ yếu xảy ra ở các nút giao thông lớn hoặc bên cạnh các cơ sở sản xuất có đốt than, dầu.
Môi trường không khí và tiếng ồn ở các đô thị của thủ đô Hà Nội đang chịu hai áp lực nguồn thải ô nhiễm rất lớn. Đó là phương tiện giao thông vận tải cơ khí phát triển rất nhanh và hoạt động xây dựng sửa chữa công trình trong đô thị thiếu quản lý chặt chẽ.
Cây xanh vẫn quá ít
Tỷ lệ diện tích cây xanh của các đô thị của Thủ đô Hà Nội còn nhỏ bé so với yêu cầu của một đô thị xanh.Diện tích cây xanh trong đô thị không những có tác dụng hấp thụ khí CO2, hấp thụ nhiệt, lọc bụi, điều hoà vi khí hậu, mà còn là diện tích thấm nước, cung cấp nước cho nguồn nước ngầm, giảm úng ngập đô thị. Nhưng tỷ lệ diện tích cây xanh ở đô thị Hà Nội (cũ) mới đạt khoảng 4,6 m2/người, còn rất bé so với yêu cầu của một đô thị xanh.
Theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, chỉ tiêu đất cây xanh đô thị đối với đô thị loại đặc biệt như Hà Nội là đất cây xanh sử dụng công cộng phải đạt 12 - 15m2/người, trong đó đất cây xanh công viên 7 - 9 m2/người, đất cây xanh vườn hoa 3,0 - 3,6 m2/người, đất cây xanh đường phố 1,7 - 2,0 m2/người.

Bất chấp những lời cảnh báo từ phía các nhà khoa học và cơ quan truyền thông tình trạng ô nhiễm của các nguồn nước ngầm ở Hà Nội vẫn không được cải thiện. 
Khu vực khoan giếng và sử dụng nước thường chung nhau như thế này khiến nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn (chụp tại khu nhà trọ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ảnh: HNM.
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã lấy 1.640 mẫu nước từ các giếng khoan hộ gia đình, trường mầm non, trạm y tế và 187 trạm cấp nước tập trung tại 420 xã, thị trấn khu vực ngoại thành.
Qua phân tích, kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị nhiễm bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết quả có 86 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó 4 mẫu có màu lạ, 4 mẫu có độ đục cao gấp 5 lần quy chuẩn cho phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33 lần cho phép, 44 mẫu có chỉ số coliforms, cao gấp 2,68 lần cho phép, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp 1,3 lần cho phép.
Nhưng kết quả phân tích năm 2012, nhiều chỉ số ô nhiễm đã vượt 7-8 lần như amoni và một số hàm lượng kim loại nặng. Tương tự, tại huyện Phú Xuyên, trung tâm đã lấy 61 mẫu tại 3 xã có tới 35 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó có 25 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,3 lần quy chuẩn cho phép.
Mới đây, hàng trăm hộ dân thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm phát hiện ra nguồn nước sinh hoạt sử dụng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín (asen) vượt gấp 43 lần mức cho phép...
Theo số liệu nghiên cứu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về phân bố asen trong đất và nước tại Hà Nội, khoảng 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm không xử lý ở khu vực ngoại thành bị ô nhiễm nặng, trong đó nước có chứa asen, tập trung tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm.
Một kết quả quan trắc khác của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cũng khẳng định, mực nước ngầm tại Hà Nội đang suy giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt quy chuẩn. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nhất là vùng gần lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, cụm công nghiệp, làng nghề và vùng Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm...
Theo PGS - TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ hóa học (Khoa hóa, Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội), nguồn nước ngầm trên địa bàn thành phố đang bị nhiễm asen với mức độ không đồng đều, có nơi nhiễm nặng, có nơi ít hơn mức cho phép.
Nhiều ý kiến cho rằng, thực trạng quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm tại Hà Nội hiện nay còn bất cập. Việc quản lý các giếng khoan nhỏ lẻ vẫn chưa rõ ràng. Phần lớn giếng khoan của hộ gia đình theo dạng khoan tự do, chưa xin phép khai thác, sử dụng.
Bên cạnh đó, ý thức sử dụng, bảo vệ nguồn nước ngầm của một bộ phận không nhỏ người dân còn kém. Không những tùy tiện trong khai thác sử dụng còn gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề thủ công.
Nguồn lực đầu tư cho các chương trình truyền thông còn hạn hẹp. Mỗi năm, từ nguồn ngân sách và các chương trình mục tiêu, Hà Nội chỉ mở được khoảng 40-50 lớp tập huấn. Về chất lượng các lớp này cũng rất khó đánh giá.
Trước tình trạng thiếu nước sạch ngày càng trầm trọng ở nhiều địa phương, trong những năm qua, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu của người dân khu vực ngoại thành.
Thế nhưng, không ít công trình chưa phát huy hiệu quả, do đầu tư dở dang hoặc thiếu đồng bộ, gây lãng phí. Để giải "bài toán" này, UBND TP Hà Nội giao cho Sở NN&PTNT quy hoạch mạng lưới nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012- 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời triển khai đầu tư 6 trạm cấp nước liên xã, hỗ trợ 40.000 thiết bị lọc nước hộ gia đình.
Trong khi chờ các chương trình, dự án thì những bức xúc về ô nhiễm nguồn nước cần sớm được giải quyết... Một trong những giải pháp cấp bách là đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo về mức độ ô nhiễm thông qua bộ chỉ số lấy mẫu, xét nghiệm, phân tích chất lượng nguồn nước để người dân lựa chọn sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh như nước mưa, nước chứa trong bình. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức trong khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt.

Dân khổ vì nguồn nước ô nhiễm

Posted by Unknown On 01:24

Thị trấn (TT) Yên Viên, huyện Gia Lâm có gần 14 nghìn nhân khẩu cùng hàng trăm cơ quan, đơn vị, trong đó nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Do đó nguồn nước thải công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý không triệt để, đổ tự do ra môi trường xung quanh gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm. Vì chưa được cấp nước sạch sinh hoạt nên hầu hết các hộ dân ở đây đều phải dùng nước giếng khoan và lọc nước bằng than hoạt tính, cát vàng nhưng do lượng kim loại nặng trong nước quá lớn nên chỉ 1-2 tháng là than, cát lọc đã đóng thành bánh đen như than tổ ong.
 
Bồn chứa nước nhà vệ sinh của các hộ dân ở tổ dân phố Yên Tân bị cặn bám đen sì.

Ngay cả những dụng cụ dùng để chứa nước đã lọc hoặc bồn nước nhà vệ sinh cũng bị cặn bám dày. Để bảo đảm sức khỏe, nhiều hộ dân đã phải mua nước tinh khiết để nấu ăn, những hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì lặn lội xin nước sạch ở các vùng lân cận về dùng. Riêng việc tắm, giặt vẫn phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đây có lẽ là nguyên nhân làm cho nhiều người dân bị mắc các bệnh ngoài da và bệnh về răng, miệng tăng dần hằng năm.

Điều khiến người dân thị trấn Yên Viên băn khoăn và bức xúc là cùng trên địa bàn huyện, nhiều xã ở xa trung tâm huyện và những vùng giáp ranh đã được cấp nước sạch, nhưng thị trấn Yên Viên chỉ cách trung tâm Thủ đô chưa đầy 11km, đến thời điểm này vẫn chưa có nước sạch để dùng? Trong hầu hết các buổi tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND huyện, thành phố và Quốc hội, cử tri thị trấn Yên Viên liên tục đề xuất việc cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân, song vẫn chưa được cơ quan chức năng nào trả lời.

Đề nghị chính quyền thị trấn Yên Viên, các ngành chức năng của huyện Gia Lâm quan tâm, xem xét và sớm có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch, để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân nơi đây.

Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt.. đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước).
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước. Ảnh do tác giả cung cấp.
Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước. Ảnh do tác giả cung cấp.
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh.
Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cũng rất cao.
Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước bằng lượng nhiệt thừa từ nấu nướng. Việc xây dựng thói quen rửa tay cũng có thể bảo vệ hàng triệu con người.
Bên cạnh đó, ngoài chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, cũng cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Điều quan trọng nhất là Chính phủ cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ cho chiến dịch này, thu hút người dân tham gia.
Đặc biệt, người dân cần được nâng cao nhận thức bằng các chiến dịch tuyên truyền có giá trị thực tế. Nhờ đó, người dân có thể tiếp cận vấn đề một cách rõ ràng nhất, hiểu được ích lợi của việc bảo vệ nguồn nước. Các trường phổ thông cũng nên có những chương trình tuyên truyền về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng để các bạn trẻ chung tay trong việc bảo vệ môi trường sống.

Theo Sở Xây dựng, gần đây có nhiều thông tin phản ánh nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng, bị ô nhiễm như ở khu chung cư Mỹ Đình (N01 đến N05, nước nhiễm asen cao gấp 37-43 lần mức cho phép) và khu di dân tái định cư B3, B4, B5 Cầu Diễn…
Nguồn nước sạch bị ô nhiễm khiến đồ dùng trong nhà luôn cáu bẩn
Nguồn nước sạch không sạch khiến đồ dùng trong nhà luôn cáu bẩn
Để đảm bảo chất lượng nước sạch cấp cho nhân dân, Sở Xây dựng đề nghị các quận, huyện và thị xã Sơn Tây, báo cáo tình trạng cấp nước sạch hiện nay. Các chỉ tiêu kiểm tra gồm lưu lượng nước, chất lượng nước tại khu vực dân cư đang sử dụng nước sạch tập trung của thành phố. Khu dân cư đã có mạng lưới nước sạch của thành phố đi qua mà chưa được sử dụng cũng được thống kê trong dịp này.
Những khu vực dân cư đang sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng do chủ đầu tư xây dựng nhà hoặc tổ chức, cá nhân khác ngoài các công ty cấp nước của thành phố cũng được rà soát.
Sở Xây dựng cũng đề nghị Giám đốc các Công ty Nước sạch Hà Nội, Nước sạch Hà Đông, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco)… tăng cường kiểm tra, giám sát công tác sản xuất nước để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, các công ty này có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương để thường xuyên kiểm tra và có biện pháp đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp cho người dân, khách hàng.
Ngoài ra, các công ty kinh doanh nước sạch phải rà soát những khu vực dân cư có mạng lưới cấp nước tập trung của thành phố đi qua song chưa được sử dụng; rà soát, tổng hợp những khu dân cư đang sử dụng nguồn nước khác từ các chủ đầu tư xây dựng, các tổ chức, cá nhân không có chuyên môn, không đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp nước sạch. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Gần 1000 người học cách sống chung với ô nhiễm
Khu nhà chung cư B3, B4, B5, thuộc Tổ 22 Thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội cho xây dựng nhằm phục vụ tái định cư cho 115 hộ dân của 07 nhà gỗ tại phường Chương Dương. Theo Quyết định số 5257/QĐ-UBND ngày 24/11/2006, 115 hộ dân với hơn 500 nhân khẩu đã nghiêm chỉnh di dời, bàn giao nhà, mặt bằng đúng thời hạn theo yêu cầu của UBND Thành phố. Chỉ ít ngày sau khi dọn về nơi ở mới, các hộ dân mới phát hiện khu nhà tái định cư được hứa hẹn có điều kiện sống lý tưởng là nơi ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt cung cấp đến các hộ dân.
 
Nguồn nước sinh hoạt của nhà B3, B4, B5 Cầu Diễn bị đe dọa nghiêm trọng
Nguồn nước sinh hoạt của nhà B3, B4, B5 Cầu Diễn bị đe dọa nghiêm trọng
 
Theo lời ông Hoàng Tiến An, đại diện cho hàng trăm hộ dân gửi đơn kêu cứu khẩn cấp đến các cơ quan chức năng cho biết: Trong suốt 6 năm qua, các hộ dân khu tái định cư luôn phải sống chung với ô nhiễm từ môi trường cho đến nguồn nước. Vì sức khỏe của các con và hàng trăm cháu nhỏ trong tương lai, chúng tôi đã gửi đơn cầu cứu đến rất nhiều cơ quan chức năng từ huyện, thành phố, đến Trung ương nhưng không nhận được hồi âm, tình trạng ô nhiễm không những không được cải thiện mà còn bị đe dọa đến mức trầm trọng.
 
Thông báo về tình trạng nước ô nhiễm tại khu Cầu Diễn, huyện Từ Liêm
Thông báo về tình trạng nước ô nhiễm tại khu Cầu Diễn, huyện Từ Liêm
 
Ngoài tòa nhà B3, B4, B5, dân cư các khu vực xung quanh thuộc tổ 22 thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm cũng phải dùng chung nguồn nước nhiễm độc do Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Hà Nội cung cấp đến các hộ dân hàng ngày. Theo tường trình của đại diện khu dân cư, trong nhiều năm qua, gần 1000 nhân khẩu, trong đó có hàng trăm cháu nhỏ vẫn phải ăn uống, sinh hoạt bằng nguồn nước giếng khoan được cung cấp từ trạm nước của Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Hà Nội phục vụ cho việc pha trộn bê tông công trình xây dựng. Toàn bộ hệ thống nước đã hoen gỉ, xuống cấp, hệ thống lọc thì sơ sài nên nguồn nước cung cấp đến hộ gia đình đều không được xử lý khiến các hộ dân phải tự tìm cách lo cho sức khỏe của chính mình.
 
Ống dẫn nước từ giếng khoan vào trạm xử lý nước của chủ dầu tư (Ảnh: Ngọc Cương)
Ống dẫn nước từ giếng khoan vào trạm xử lý nước của chủ dầu tư (Ảnh: Ngọc Cương)
Khi hàng trăm lá đơn cầu cứu không được hồi âm, hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây đã phải tìm cách hạn chế nồng độ độc tố trong nước bằng cách trang bị hệ thống lọc với giá 3-5 triệu đồng để lắp đặt xử lý ngay ở khu bếp + phụ chật hẹp. Như gia đình anh Kiên sống tại tầng 4 nhà B3 có con nhỏ thì phải xử lý qua lại 3-4 lần mới có thể nấu ăn, hoặc chấp nhận mua nước khoáng để nấu cháo cho con. Tuy nhiên, hình thức “sống chung với lũ” này cũng không thể ngăn chặn hết những căn bệnh liên quan đến đường ruột, da liễu đã xuất hiện tràn lan ở các tòa nhà.
Phải sinh hoạt bằng nguồn nước ô nhiễm, nhưng có điều nghịch lý là hàng tháng các hộ dân sống tại nhà B3, B4, B5 vẫn phải đóng tiền nước từ 120.000đ - 250.000đ tiền nước (tùy theo khối lượng dùng), tức là ngang bằng với khung giá nước sạch áp dụng trên địa bàn thành phố, trong khi nước không đủ tiêu chuẩn ăn uống và sinh hoạt.
 
Bể nước cung cấp cho các tòa nhà cỏ mọc um tùm (Ảnh: Ngọc Cương)
Bể nước cung cấp cho các tòa nhà cỏ mọc um tùm (Ảnh: Ngọc Cương)
 
Trong 6 năm qua, đại diện khu dân cư đã nhiều lần đề nghị UBND huyện Từ Liêm vào cuộc, làm việc cùng Công ty nước sạch TP. Hà Nội để tìm hướng giải quyết. Chính đại diện UBND huyện Từ Liêm đã khẳng định sẽ có nước sạch vào đầu năm 2012, nhưng đến nay mọi việc vẫn rơi vào bế tắc với lý do Chủ đầu tư chưa bàn giao dự án nên chính quyền không thể can thiệp. Theo lời ông Hoàng Tiến An “Tất cả các cơ quan đều khẳng định sẵn sàng lắp đắp hệ thống nước máy, nhưng phía Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Hà Nội lại đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết những quyền lợi chính đáng cho nhân dân. Với những gì đang diễn ra, chúng tôi không biết phải tiếp tục vật lộn với ô nhiễm đến khi nào?”. Theo kết quả kiểm nghiệm ngày 20/9/2012 được dán trên bảng tin, nước khu vực này vẫn không đủ tiêu chuẩn sinh hoạt.
 
Hệ thống lọc nước do các hộ gia đình tự trang bị để bảo vệ sức khỏe
Hệ thống lọc nước do các hộ gia đình tự trang bị để bảo vệ sức khỏe
Đổ rác đúng nơi quy định bị dọa phạt tiền
Khi nguồn nước nhiễm độc còn chưa được thay thế, hàng trăm hộ dân sinh sống ở khu tái định cư B3, B4, B5 thị trấn Cầu Diễn còn phải chịu thêm nhiều bức xúc do cách điều hành tác trách, thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư. Hệ quả, tất cả khu chung dân cư bị xuống cấp nghiêm trọng và những điều kiện thiết yếu nhất đều không được đảm bảo.
Theo quy định, những tòa nhà chung cư mới sẽ được thiết kế khu vực đổ rác riêng tại các tầng. Tuy nhiên, hạng mục thiết yếu này của nhà B3 lại bị chủ đầu tư bỏ qua nên hàng ngày các hộ gia đình vẫn phải phân công nhau mang rác từ các tầng cao xuống đổ như lúc ở khu tập thể cũ. Với những tòa nhà được thiết kế hệ thống đổ rác và bể chứa rác như B4, B5, người dân lại không được phép sử dụng khi bị một số đối tượng tự ý khóa lại và đe dọa mọi người xuống đổ rác.
 
Khu bể rác bị khóa cửa và dán giấy đe dọa phạt tiền nếu người dân đổ... đúng chỗ
Khu bể rác bị khóa cửa và dán giấy đe dọa phạt tiền nếu người dân đổ... đúng chỗ
Ở khu nhà B4, bể rác được thiết kế nằm tại tầng 1đã bị ai đó tự ý khóa lại, đồng thời ra cảnh báo sẽ phạt 200.000đ nếu phát hiện người dân cố ý đổ rác tại đây. Những dòng chữ đầy thách thức này được dán sát bảng tin khu dân cư, nhưng Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Hà Nội dường như không hề hay biết việc người dân đang bị đe dọa?
Trước thời điểm các hộ gia đình khu nhà gỗ phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm làm thủ tục chuyển về nhà tái định cư, hệ thống đèn chiếu sáng từ đường giao thông dẫn vào khu dân cư luôn được bật sáng. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó hệ thống chiếu sáng đã bị cắt điện và hàng ngày những người đi làm về muộn luôn phải đối mặt với vô số rủi ro rình rập.
 
Rác phải đổ bừa bãi tại các gốc cây
Rác phải đổ bừa bãi tại các gốc cây
Sau nhiều năm sống trong cảnh nguồn nước bị nhiễm độc nặng, các hộ dân khu tái định cư B3, B4, B5 Cầu Diễn khẩn thiết kêu cứu các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội vào cuộc giải thoát gần 1000 người dân khỏi trình trạng dùng nguồn nước nhiễm độc trên.

Nhiều nhóm bệnh phát sinh trong cộng đồng do vệ sinh môi trường kém và nguồn nước ô nhiễm ngày càng gia tăng tại TP.HCM. Thông tin này được Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết tại Hội thảo về nguy cơ dịch bệnh trong môi trường ô nhiễm do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 8/11.

ảnh minh họa
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Ngọc Ngân, nguyên Trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nhóm bệnh do vi sinh vật gây ra, như bệnh về đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A), bại liệt, giun sán, bệnh ngoài da, phụ khoa, bệnh về mắt… là phổ biến nhất. Nghiên cứu của thế giới đã chứng minh, 80% nguyên nhân gây ra những bệnh này là do nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, các bệnh về da, hệ thần kinh, dị tật thai nhi… cũng có nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng.
Ông Hoàng Cảnh Dương, Phó trưởng Phòng Kiểm soát ô nhiễm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nhìn nhận tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố rất nghiêm trọng, đặc biệt ở quận 5, 6, 7 và huyện Bình Chánh. Những năm qua, thành phố đã đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng mở rộng kênh Tân Hóa - Lò Gốm; hơn 8.000 tỉ đồng cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đôi - kênh Tẻ nhưng qua kiểm tra, chất lượng nước chưa được cải thiện. Kết quả kiểm tra chín tháng đầu năm 2012 tại kênh Tân Hóa - Lò Gốm cho thấy, hàm lượng vi sinh vượt từ 200 - 400 lần quy chuẩn cho phép; chưa kể nồng độ các chỉ tiêu như COD, BOD đều vượt từ 2 - 6 lần. Tình trạng này cũng lặp lại tại hệ thống các kênh Đôi - kênh Tẻ và Tàu Hũ - Bến Nghé. Ngoài ra, theo ông Dương, trong bùn thải nạo vét từ kênh rạch còn có các loại kim loại nặng như crôm, asen, sắt, chì, thủy ngân,...
Cũng cho rằng tình trạng ô nhiễm kênh rạch, nguồn nước đã và đang tác động nguy hại đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, ông Hà Văn Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (sở Tài nguyên và Môi trường), nhận xét thêm, nguyên nhân lớn dẫn tới việc này là ý thức cộng đồng còn chưa cao trong hành xử với môi trường. Theo bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố, thành phố hiện có khoảng 2.000 km kênh thoát nước, hơn 100.000 hố ga và 800 cửa xả thải, nhưng nạn xả rác bừa bãi của người dân đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ hệ thống thoát nước trên của thành phố. Nạn lấn chiếm lòng kênh để xây, mở rộng nhà cửa cũng diễn ra vô tội vạ, thậm chí có những con kênh bị san lấp hoàn toàn khiến dòng chảy bị hạn chế, gây ngập úng và tràn ngược nước ô nhiễm vào nhà dân, kéo theo các ổ vi trùng gây bệnh.
Theo thống kê của Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị thành phố, trung bình mỗi ngày thành phố phải vớt ít nhất khoảng 9 - 10 tấn rác trên kênh, chưa kể một lượng lớn rác tồn đọng do lòng kênh bị thu hẹp, không thể đưa trang thiết bị máy móc vào vớt được. Thậm chí, nhiều con kênh bị bao vây kín, trong khi các khu dân cư lại chưa thể cải tạo nên trở thành những ổ chứa ô nhiễm.

Trên đường Cao Lỗ (huyện Đông Anh), giữa Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (tổ 1 thị trấn Đông Anh) và Trạm Y tế xã Uy Nỗ có một mương dẫn nước và một hồ chứa nước điều hòa. 

Tuy nhiên, đã từ lâu nước trong mương luôn có màu đen, nổi váng, bốc mùi hôi thối. Nguyên nhân một phần là do dòng chảy không được khơi thông, cỏ dại lau lách mọc um tùm khiến nước bị ứ đọng, tích trữ chất thải. Một phần nữa là do dãy ki ốt, quán lá dọc con ngõ cạnh Bệnh viện Đa khoa Đông Anh thường xả thải trực tiếp ra mương.
 

Con mương nước đen kịt, đặc quánh.
Cách con mương một bờ đất, nước trong hồ điều hòa cũng luôn nổi váng xanh lục đục ngầu. Dù đã được xây bờ bê tông, có rào sắt bảo vệ nhưng mặt hồ vẫn thành bãi chứa rác lớn với rất nhiều mảnh hộp xốp, vỏ chai, túi ni lông... nổi lềnh bềnh. Phía bờ hồ giáp cổng Trạm Y tế xã Uy Nỗ còn trở thành nơi đổ phế thải xây dựng, gạch đá tràn cả xuống nước hồ.

Đường Cao Lỗ là con đường trung tâm của huyện Đông Anh, tập trung các cơ quan hành chính, văn hóa, y tế... Vậy mà lâu nay lại để tồn tại nguồn nước ô nhiễm độc hại không chỉ đối với hai cơ sở y tế mà còn cả khu dân cư rộng lớn. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng con mương và hồ điều hòa này nằm ở vị trí giáp ranh (giữa thị trấn Đông Anh và xã Uy Nỗ) nên thiếu sự quan tâm, quản lý?
Xã Nhật Tân, huyện Kim Bảng là một xã đa nghề của tỉnh Hà Nam với các nghề truyền thống như dệt, mộc, mây giang đan, đúc, gò hàn, khảm trai... Trong xu thế phát triển kinh tế làng nghề đã kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường mà chính người dân nơi này phải gánh chịu.Trước thực trạng này, năm 2010 xã Nhật Tân đã được đầu tư xây dựng 2 trạm xử lý nước thải với tổng công suất thiết kế tối đa 320 m3/ngày đêm để giải quyết phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sống cho người dân. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, từ khi các trạm này được khánh thành, chưa lần nào họ thấy trạm hoạt động. 

                                                          Ảnh: minh họa.

Các trạm xử lý nước thải tại Nhật Tân được đầu tư với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng từ nguồn vốn của Văn phòng hỗ trợ Chương trình DCE của Chính phủ Đan Mạch. Đây là 2 trạm trong nhiều trạm xử lý nước thải thuộc hợp phần "Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo" được đầu tư tại Hà Nam, đưa vào sử dụng từ tháng 12/2010 với mục đích xử lý nước thải cho 5 xóm làng nghề Nhật Tân. Trong khi trạm xử lý nước thải tại các địa phương khác hoạt động hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường sống của người dân thì tại Nhật Tân, một khu vực tổng hợp rất nhiều nguồn nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt thì trạm lại đóng cửa triền miên.

Theo phản ánh của nhiều hộ dân sống quanh khu vực các trạm xử lý nước thải gồm một trạm ngay sát trụ sở UBND xã Nhật Tân có công suất từ 90 - 120 m3/ngày đêm, một trạm cách đó khoảng 300 mét có công suất từ 160 - 200 m3/ngày đêm thì từ khi được khánh thành, ít khi thấy người của xã đến vận hành trạm, đồng nghĩa với việc trạm không hoạt động. Anh Dương Văn Bình - một người làm nghề cắt tóc lâu năm tại đây cho biết, chưa bao giờ thấy trạm có dấu hiệu hoạt động, lúc nào cũng trong tình trạng đóng cửa im ỉm.

Quan sát tại các trạm xử lý nước thải, điều dễ nhận thấy nhất là công trình không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đã bị xuống cấp, các cánh cổng được khóa, ổ khóa đã bị hoen gỉ. Đường dẫn vào trạm và khuôn viên bên trong không được dọn dẹp thường xuyên đã phủ đầy rêu và cây cỏ.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Tình - Chủ tịch UBND xã Nhật Tân cho rằng, hoạt động của trạm không như người dân phản ánh. Do đây là mùa khô nên trạm ít hoạt động hơn mùa mưa, không phải hoàn toàn là không hoạt động. Với tổng công suất thiết kế 320 m3/ngày đêm, trạm dư sức xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của 5 xóm làng nghề.
Tuy nhiên, ông Tình lại cho rằng từ khi xã Nhật Tân nhận tiếp quản 2 trạm xử lý nước thải từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam thì xã không nhận được bất kỳ khoản kinh phí nào để duy trì hoạt động các trạm. Theo dự trù của UBND xã Nhật Tân, để vận hành các trạm này một cách thường xuyên, liên tục cần kinh phí khoảng 5 triệu đồng/tháng gồm tiền mua hóa chất, tiền điện, nhân công...
Nhưng hiện nay, nguồn kinh phí không có, cũng không thể huy động được từ người dân. Ông Tình còn cho biết, trong các trận mưa lớn vào tháng 4/2012, sét đã đánh trúng các trạm làm hỏng đồng hồ điện của một trạm, trạm còn lại thì bị hỏng rơ - le trong máy, từ đó đến nay các trạm không thể hoạt động cũng bởi lý do này. Điều này đã được xã phản ánh đến đơn vị chủ đầu tư là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Như vậy, tại Nhật Tân đang tồn tại một thực trạng đáng buồn trong việc xử lý nước thải làng nghề, nước thải sinh hoạt xoay quanh kinh phí và trách nhiệm. Trong khi địa phương loay hoay tìm nguồn vốn duy trì hoạt động các trạm, thì các cơ quan chức năng lại chậm khắc phục sự cố. Để rồi các công trình tiền tỷ phải "đắp chiếu" gây lãng phí lớn, trong khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân, những người được hưởng lợi từ dự án.