Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013


Vai trò của nước sạch với con người.


Con người cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nước mà các bạn uống hàng ngày có đảm bảo được là nước sạch không?
Sự cần thiết của nước sạch đối với đời sống con người như thế nào? Nói hình tượng một tí là hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu tìm xem trên sao Hỏa có nước hay không, vì theo họ nếu sao Hỏa có nước thì có khả năng là có sự sống ở đây, dù trước đó hoặc hiện nay. Như vậy chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nước là cội nguồn của sự sống, nếu không có nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì sự sống trên hành tinh và của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 – 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô; là thành phần của máu để giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng,  khí oxy, các hormon, các chất men theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ quan để duy trì sự sống, họat động chức năng và phát triển; Đồng thời thu nhận khí CO2 đến thải ở phổi và các chất độc để chuyển hóa ở gan, và thải ra ở mật và  nước tiểu. Nước còn giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt vì nếu thân nhiệt con người vượt quá 42oC là tử vong; nước làm cho da dẻ tươi sáng, mát mẻ ở người uống đủ nước khỏang 2 – 3 lít nước/ngày tùy theo mùa và thể trạng. Nước cần dùng trong sinh họat để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần…

Trong đời sống nước nuôi sống thực vật và sinh động vật cung cấp chất thực phẩm dinh dưỡng, thuốc men cho con người và các nguyên vật liệu chế tác các đồ dùng, tạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, tạo môi trường xanh mát che chở cho con người. Đối với môi trường tự nhiên nước tạo ra vòng tuần hoàn “ mưa - nước ngọt – nuớc biển – mưa” để duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa khí hậu toàn cầu tránh những tổn hại nguy hiểm khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh giữa ngày và đêm. Người ta có thể nhịn đói 7 – 10 ngày nhưng không ai sống sót nếu không có nước quá 3 ngày. Cho nên nói không có nước thì không có sự sống là chắc chắn đúng.

Vì sao nước và môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào? 

          Ông bà ta thường nói “trăm dơ lấy nước làm sạch”, cho nên tất cả những gì dơ bẩn thì nước đành gánh chịu. May thay trong sự  tự vận hành của thiên nhiên, nước cũng có quy trình tự làm sạch nước nhờ những hoạt động của vi sinh vật và vi tảo cùng sự quang hợp ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên với gánh nặng hơn 7 tỉ con người đang sống trên địa cầu hiện nay, việc cung cấp dinh dưỡng cho sự sống và thải cặn bả ra môi trường, đã đến mức tới hạn của sự tự làm sạch môi trường. Nếu con người không có sự nâng cao ý thức và chung tay giữ sạch môi trường, bảo vệ nguồn nước thì việc ô nhiễm nước và môi trường như hiện nay là điều tất yếu.

Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường có thể chia ra làm 02 nhóm, 


1. Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

2. Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí; Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; Chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng; sau cùng và cũng là nguy hại nhất là chất thải phóng xạ.


Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

- Các bệnh về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên tục trong đất, nước, không khí và môi trường.

Là người dân tôi có thể làm gì để giữ sạch nguồn nuớc và bảo vệ môi trường?

Việc hoạch định chính sách, hoạt động quy mô tầm cỡ quốc gia, quốc tế thì đã có Nhà nước lo toan. Là công dân thường chúng ta chỉ nên giào dục con cháu và động viên mọi người thực hiện như mình những hành vi như: không thải bỏ tự do bất cứ vật gì xuống dòng nước, ra môi trường chung, tiết kiệm nước và sẵn sàng tham gia vào các hương ước, quy định của địa phương về bảo vệ đất, nước và môi trường. Phân loại rác tại gia đình và tận dụng lại các túi nylon, đồ nhựa, vật thủy tinh. Mỗi gia đình phải có ít nhất 01 nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong ăn uống, tiêu dùng đừng lãng phí để bảo đảm kinh tế và duy trì nguồn lực trái đất.


Nhiều ngày qua, cư dân mạng vẫn tiếp tục có những phản ứng trái chiều về clip quảng cáo máy lọc nước Kangaroo, được phát sóng nhiều lần trong thời gian nghỉ giữa hiệp của trận đấu chung kết cúp C1 trên VTV3. Cho đến lúc này, khi không còn công kích mạnh mẽ sự phản cảm của quảng cáo, cư dân mạng và người tiêu dùng đã đặt câu hỏi: Máy lọc nước Kangaroo có phải là hàng đầu Việt Nam? Hàng đầu về tiêu chí nào: chất lượng, doanh số? Hay nếu đã là hàng đầu, Kangaroo có cần thiết phải "tra tấn" người tiêu dùng bằng quảng cáo như vừa qua?
“Đó là một quảng cáo quá trớn”
Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, một chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Bản thân ông cũng không đồng tình với cách quảng cáo này. Với những kiến thức chuyên môn, ông cho rằng: Quảng cáo đã khuyếch đại sự thật một cách “hơi quá đà”. “Quảng cáo này hơi quá trớn. Thêm nữa, luật pháp của Việt Nam trong trường hợp lộng ngôn như vậy phải nên phạt mới phải”, Vị GS.PTS này thẳng thắn đưa ra quan điểm.
Trên website của Tập đoàn Kangaroo và nhiều trang web khác, máy lọc nước Kangaroo được giới thiệu là sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ cho người dùng như “gia tăng tuổi thọ cho bạn”, “hạn chế tối da các bệnh thường có do nguồn nước gây ra”, “loại bỏ hoàn toàn chất gây hại cho cơ thể như: Chất diệt côn trùng, chất phóng xạ, vi khuẩn, các độc tố khác gây ung thư...”. Theo đó, nước qua hệ thống lọc hoàn toàn tinh khiết và có thể uống ngay mà không cần đun, nước qua lọc RO mềm và ngon hơn”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường: Công nghệ R/O chỉ loại bỏ các chất thông thường như kim loại màu, các dạng kết tủa của ô xít, một phần các vi sinh vật,… chứ không thể loại bỏ được các chất độc như asen hay amoni, hay “hoàn toàn chất gây hại cho cơ thể”.
Hơn nữa, người tiêu dùng cũng nên đặt dấu hỏi về chất lượng của máy lọc nước chứ không nên hoàn toàn tin tưởng “có thể uống ngay mà không cần đun”. Bởi công nghệ trong các máy lọc nước thì chỉ có một, trong khi nguồn nước mỗi vùng miền lại có những tính chất, mức độ ô nhiễm khác nhau. Việc loại bỏ các tạp chất trong nước ở tất cả các vùng miền là điều khó thực hiện.
Vì vậy, “trước khi chọn được máy lọc nước tinh khiết chất lượng tốt, phải đặt vấn đề chọn máy lọc phù hợp với nguồn nước mình đang sử dụng. Phải biết nguồn nước của mình đang bị ô nhiễm các loại chất gì, từ đó tìm đến các loại sản phẩm máy lọc nước tinh khiết khử được những độc chất tương ứng”, không ít chuyên gia khuyến cáo.
Kangaroo có phải là “máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”?
Quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng ròng rã suốt một thời gian dài với câu slogan ngắn gọn: “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”, tuy nhiên, trong mắt khách hàng và đối tác, đồng nghiệp, chất lượng máy lọc nước Kangaroo đang đứng ở đâu?
“Tôi không biết chất lượng của Kangaroo thế nào nhưng trong khi các hãng khác như máy lọc nước R/0 bảo hành 3 năm thì nghe nói Kangaroo chỉ bảo hành 1 năm”, chị Liên, cư ngụ tại khu vực Ngã tư sở (Hà Nội) đưa ra một sự so sánh.
Trên cộng đồng mạng cũng có nhiều thành viên quan tâm đặt câu hỏi về chất lượng trên thực tế của máy lọc nước Kangaroo. Bên cạnh những lời khen ngợi và mời chào cũng có người than thở: “Hàng xóm bên cạnh nhà mình có dùng máy nhãn hiệu Kangaro. Thực tế là thời gian đầu dùng rất tốt nhưng khoảng 6 tháng sau thì máy có tiếng kêu to rất khó chịu không hiểu là tại sao? Còn nhà bên cạnh thì dùng máy nhãn hiệu Nasapro thì lại không bị thế”.
Còn trong mắt các đối tác, bạn hàng, Kangaroo chưa hẳn là đối thủ cạnh tranh “nặng ký” trên thị trường. Anh T, nhân viên phụ trách bán hàng của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và cấp thoát nước môi trường cho biết: “Trong quảng cáo, chẳng ai nhận hàng của mình là xấu cả, cũng không ai coi mình là hàng thứ 2 hay hàng thứ 3, họ bao giờ cũng nhận mình là hàng đầu. Nhưng từ “hàng đầu” ở đây phải hiểu trên khía cạnh nào, hiểu trên khía cạnh về chất lượng hay khía cạnh về doanh số bán hàng hay trên tiêu chí nào khác?”.
Trên thực tế, nếu đem so sánh máy lọc nước Kangaroo và máy lọc nước của một thương hiệu khác đang bán chạy trên thị trường hiện nay, anh T nhận thấy ở Kangaroo nhiều điểm còn hạn chế. Thứ nhất, trong khi thiết bị lọc nước kia nhập khẩu từ Malaysia, sử dụng 2 lõi than hoạt tính thì máy Kangaroo chỉ sử dụng duy nhất một lõi than hoạt tính ở giữa và 2 lõi bông.
Giải thích cụ thể hơn, anh T nói: Theo nguyên tắc, một quy trình lọc máy bao giờ cũng bắt đầu bằng lọc chặn thô sau đó lọc cặn hữu cơ. Ở khâu đầu tiên, cả máy lọc nước R/O và Kangaroo đều thực hiện quy trình giống nhau là lọc bằng sợi bông. Nhưng sang giai đoạn lọc nước tiếp theo, trong khi máy R/0 chạy bằng cả 2 loại than hoạt tính là than hạt và than ép khối thì máy Kangaroo chỉ sử dụng duy nhất một loại than hạt chứ không có than ép khối.
Cũng theo anh T, điều khác biệt thứ hai giữa Kangaroo và loại máy kia là một bên hệ thống máy sử dụng van cơ, một bên dùng van điện tử. Van cơ của máy lọc nước Kangaroo có nhược điểm là sau khi sử dụng một thời gian, máy sẽ chảy chất thải liên tục, còn van điện tử của máy kia sẽ giải quyết triệt để vấn đề này.
“Vấn đề thứ ba là vỏ cột lọc, hàng của Malaysia dày dặn, trong khi hàng của Kangaroo rất mỏng. Hơn nữa, máy lọc nước Kangaroo sử dụng dây nhỏ, trong quá trình hoạt động có thể bị tắc mà đã tắc thì máy vẫn cứ chạy ảnh hưởng tới động cơ và ảnh hưởng tới máy”, anh T nhận xét.
Cùng quan điểm, anh T.V.B, nhân viên công ty VinaJaTech – chuyên phân phối thiết bị lọc Mantensui được quảng cáo là nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật lại đưa ra một cái nhìn khác về Kangaroo.
Theo anh T.V.B, riêng về hình thức, thiết bị lọc nước Mantensui với 7 lớp lọc được tích hợp vào trong duy nhất một lõi lọc nhỏ gọn, có thể lắp đặt một cách đơn giản trực tiếp vào vòi nước ở bồn rửa đã ưu việt hơn Kangaroo.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt cơ bản nhất, quan trọng nhất, theo anh T.V.B đó là: Trong khi Mantansui đảm bảo loại bỏ các chất độc hại trong nước cho cơ thể nhưng vẫn giữ lại các chất tốt cho sức khỏe của con người. Còn công nghệ R/O của Kangaroo ưu điểm là có khả năng tách các ion và phân tử có kích thước rất nhỏ, nhưng nhược điểm của RO là nó làm cho các ion kim loại trong nước giảm xuống quá mức vi lượng cần thiết ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất của cơ thể.
Từ đó, “với sự quảng bá tốt, có thể Kangaroo được sử dụng đông đảo nhưng chưa chắc đã phải là nhất. Việc lựa chọn và xếp hạng thương hiệu nào mạnh nhất, ngay cả cơ quan chức năng đầu ngành cũng chưa đánh giá được một cách chính xác bởi chất lượng của mỗi sản phẩm cũng như nhu cầu của mỗi người dùng là khác nhau”, anh T.V.B kết luận.
Trong khi đó, phản hồi đến báo Giáo Dục Việt Nam, một độc giả chia sẻ: “Việc tự phong danh hiệu “hàng đầu Việt Nam”, thiết nghĩ Kangaroo nên để người tiêu dùng tự đánh giá thay vì ngày nào cũng quảng bá quang quác trên tivi vào mỗi buổi tối với câu slogan duy nhất, hình ảnh đơn điệu mà không hề nói về công dụng, tính năng và lý do tại sao người tiêu dùng nên lựa chọn Kangaroo?”.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Đồng Nai: các doanh nghiệp đề nghị tỉnh đưa ra giá sàn xử lý chất thải nguy hại 

Phát biểu tại buổi làm việc với 24 doanh nghiệp có lượng chất thải nguy hại phát sinh lớn trong quá trình sản xuất vào ngày 26/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh đề nghị các doanh nghiệp khi ký hợp đồng với các đơn vị xử lý chất thải phải xem xét kỹ họ có đủ năng lực xử lý hay không. Đồng thời, các doanh nghiệp cần kiểm tra xem đơn vị nhận thu gom chất thải nguy hại của mình xử lý ra sao. Với những công ty chào hàng nếu thấy giá quá rẻ, các doanh nghiệp nên xem xét lại.
Tại buổi làm việc, đại diện các công ty có chất thải nguy hại lớn cũng đề nghị tỉnh đưa ra giá sàn xử lý chất thải nguy hại và cung cấp danh sách các đơn vị có đủ khả năng xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn Đồng Nai để các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 126,5 tấn chất thải nguy hại, trong đó chỉ mới thu gom đạt gần 108 tấn/ngày. Tuy nhiên, 90% chất thải nguy hại được các đơn vị thu gom vận chuyển ra ngoài tỉnh mới xử lý, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Vì một số trường hợp, sau khi vận chuyển chất thải nguy hại ra ngoài tỉnh đã lựa chọn các chất thải có thể tái chế được lấy đem bán, số còn lại đem đổ trộm xuống những khu vực vắng người, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Dấu hiệu khả quan giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ - Đáy
Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp cải thiện chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy. Ảnh: Bá Hoạt
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh, thành phố như: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội. Tuy nhiên, ngoài lợi ích mang lại từ nguồn tài nguyên thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Những năm gần đây, dưới sự chỉ đạo của Sở TN&MT TP. Hà Nội, một số dự án cải tạo môi trường lưu vực sông đã bước đầu có những dấu hiệu khả quan.

Tích cực xây dựng Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Với chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội ban hành nhiều văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, trong đó Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy được quan tâm hàng đầu. Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở 100% xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm và huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã hướng dẫn hàng chục nghìn gia đình sinh sống dọc tuyến đầu nguồn sông Tô Lịch dùng chế phẩm sinh học làm sạch nước thải tại nguồn, trước khi thải ra sông. Vì vậy, chất lượng nước sông đầu nguồn được cải thiện, giảm đáng kể mùi khó chịu…Việc quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả thải trực tiếp vào sông Nhuệ, sông Đáy được quan tâm thực hiện. Riêng năm 2012, đã tiến hành quan trắc chất lượng nước mặt tại 26 điểm trên sông Nhuệ, 14 điểm sông Đáy... Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) lắp đặt thiết bị camera giám sát thường xuyên dòng chảy tại đập Thanh Liệt, huyện Thanh Trì và tiến hành khảo sát lưu vực sông Nhuệ - Đáy, chọn vị trí lắp đặt hai trạm quan trắc nước tự động. Qua đó, phát hiện nồng độ ô nhiễm và chỉ đạo kịp thời các địa phương tìm giải pháp khắc phục.
Nhiều dự án có kết quả khả quan
Những năm gần đây, nhiều dự án, kế hoạch xử lý ô nhiễm nước sông, hồ khu vực nội thành; nước thải khu dân cư, khu công nghiệp, làng nghề được đầu tư thực hiện. Trong số 19 cơ sở nằm trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy trong danh sách gây ô nhiễm nghiêm trọng, có 18 cơ sở đã thực hiện xong các biện pháp xử lý ô nhiễm theo quy định, hiện chỉ còn 1 cơ sở đang trong quá trình vận hành thử nghiệm trạm xử lý nước thải. Tại một số huyện việc thí điểm đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải vệ sinh đã phát huy tác dụng. UBND TP. Hà Nội cũng đang tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án: Xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngày đêm; Nhà máy Xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngày đêm; Nhà máy Xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày đêm; đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải cụm làng nghề tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức công suất khoảng 13.000 m3/ngày đêm; xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề huyện Hoài Đức, công suất 12.000 m3/ngày đêm; dự án Cụm đầu mối Liên Mạc; cụm công trình đầu mối Trạm bơm Yên Nghĩa; Trạm bơm Đông Mỹ, Ngoại Độ 2, Yên Thái tiêu thoát nước cho các quận, huyện; Dự án nạo vét sông Đáy; nạo vét, cải tạo, nâng cấp lòng dẫn, nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang, nâng cấp công trình trên sông Nhuệ... Trong đó một số dự án đã đi vào hoạt động mang lại kết quả khả quan đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sông Nhuệ - Đáy.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013


Nước sạch với sức khỏe con người

 
Nước sạch rất cần thiết trong đời sống và sinh hoạt con người. Thế nhưng, hiện nay chúng ta đang 
đứng trước nguy cơ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước sạch.Một khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây
 ra một số bệnh nguy hiểm về đường tiêu hoá như tả, lỵ, thương hàn,... mà chi phí cho việc chữa trị 
các bệnh này rất cao, có khi kéo dài hàng tháng làm ảnh hưởng đến lao động và học tập.
 
 
 
Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn này
 đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều không được xử lý
 mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn. Ngoài ra, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất,
 các lò giết mổ và ngay cả một số bệnh viện cũng chưa được trang bị hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ
 thống xử lý này chưa đạt chuẩn. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi bị ô nhiễm nặng - là nơi nuôi dưỡng
 mầm mống của dịch bệnh. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để 
phục vụ sinh hoạt hàng ngày, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ nhiễm các bệnh về đường
 tiêu hóa là rất lớn; việc tắm nước sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh là
 nguyên nhân gây đau mắt, viêm da, viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại bệnh khác,...

 
 
Bên cạnh đó, đa số hộ dân là những hộ nghèo, do đó việc đầu tư xây dựng các công trình như bể lọc
 nước, nhà tiêu là rất khó khăn. Sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng còn mang tính
 thuần nông; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn giới hạn nhất là việc sử dụng thuốc
 bảo vệ thực vật trong nông nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm. Các công
 trình cấp nước tập trung công suất vẫn còn thấp, phạm vi phục vụ còn hạn chế nên người dân ở xa
 không sử dụng được nguồn nước này.
 
 

Như chúng ta đã biết, nước sạch là nước phải trong, không màu, không mùi vị lạ, không chứa các mầm
 bệnh và các chất độc hại. Muốn biết nước chúng ta đang sử dụng có sạch hay không cần đem nước
 đi xét nghiệm, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế thì nước được xem là nước sạch. Nước rất
 cần thiết trong cuộc sống của con người, nước chiếm 70 - 75% trọng lượng cơ thể, nếu cơ thể thiếu
 nước sẽ gây rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần,... do vậy, mỗi người cần ít nhất 1,5 - 2 lít nước
 uống mỗi ngày. Ngoài ra, nước còn cần để tắm, giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm,… Nước còn được 
tiêu thụ với số lượng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp và để cứu hỏa. Nước cần thiết cho cuộc 
sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh nếu sử dụng nước bị ô nhiễm, làm suy yếu sức khỏe
 và có thể dẫn đến cái chết. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển 
có liên quan đến nước không sạch và vệ sinh môi trường kém. Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng
 không phải vô tận, vì thế, mọi người phải có ý thức bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.


 
 
Để bảo quản nguồn nước sạch cần phải có các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp giáo
 dục cộng đồng,... làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất lượng 
môi trường nước. Một số các giải pháp chính có thể được đề xuất như sau: Chiến lược lâu dài là có thể 
cung cấp những nguồn nước an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn
 là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi nước,... 
Đồng thời, cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức ở mọi người; đặc biệt, phải áp dụng 
những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả doanh nghiệp từ quy
 mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Điều quan trọng nhất là chính phủ 
cần đầu tư và xây dựng những dự án nước sạch cũng như các công trình xử lý nước thải để hỗ trợ 
cho chiến dịch này và thu hút người dân tham gia.


 
 
Thật vậy, việc bảo quản nguồn nước sạch được mọi người thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao
 điều kiện sống và sức khỏe con người, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, mọi người chúng
 ta cần chung tay bảo vệ nguồn nước và môi trường để có nước sạch và môi trường xanh, sạch, đẹp;
 quan trọng là chúng ta không có bệnh tật.

Máy lọc nước không dùng điện

Posted by Unknown On 19:16

Gần đây khi theo dõi trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe nói nhiều đến tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta cũng đã vô tình đưa những chất độc hại ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước 
  

 
 
 
Trong khi đó bà con lại sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm như:
- Nước sông, rạch bị ô nhiễm từ các chất độc hại từ nhà máy thảira và vô số rác rưởi, xúc vật chết
- Nước ao tù bị nhiễm chất thải từ các chuồng gia súc hoặc rác rưởi - nước ở các ao có cầu tiêu ao các. Trong các loại    nước đó có hàng triệu vi trùng, ký sinh gây ra bệnh tật cho con người.
- Nước sông, rạch bị ô nhiễm từ các chất độc hại từ nhà máy thải ra và vô số rác rưởi, xúc vật chết.
- Nước bị ô nhiễm bởi phân bón thuốc trừ sâu.
- Thậm chí còn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi vật chứa không hợp vệ sinh, do tiếp xúc với tay chân dơ bẩn. Mặt khác,   nhiều người lại có thói quen uống nước sống. không nấu chín nên dễ mắc bệnh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Vậy giải pháp ở đây là gì? 

 Công ty cổ phần phát triển công nghệ cấp thoát nước và môi trường HTECH xin giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩmmáy lọc nước không dùng điện  Nano Silver model HT-1092
may-loc-nuoc-khong-dung-dien 
 
- Không dùng điện
 
- Không đường nước thải
- Công nghệ diệt khuẩn nano silver đảm bảo cung cấp một nguồn nước tuyệt đối an toàn và chất lượng
- Bổ sung đầy đủ khoảng chất có lợi cho sức khỏe và cân bằng độ PH
- Giảm hàm lượng Axit trong cơ thể, tác dụng tốt cho người bệnh gút, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh thận, gan
- Chất lượng nước: Đạt tiêu chuẩn 6096 – 2004 của Bộ Y tế về nước uống trực tiếp
- Tính năng: Tiện lợi, tiết kiệm, hiệu quả kinh tế
Thông thường độ bền lõi lọc của các loại máy lọc nước phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước cấp. Riêng đối với máy lọc nước Nanomic quý vị không cần quan tâm đến nguồn nước đầu vào.Với lõi lọc Nano Ceramic có độ bền vĩnh cửu đứng ở đầu nguồn nước bảo vệ cho các lõi lọc đứng sau và máy bơm có độ bền cao gấp nhiều lần so với các loại máy lọc nước khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào quý vị sẽ Phải  làm vệ sinh lõi lọc Ceramic sau 1 – 2 tháng bằng cách dùng cle vặn cốc vặn cốc lọc  số 1 chứa lõi lọc Ceramic ra, dùng bùi nhùi sắt (có sẵn trong máy) để đánh sạch gốm rồi lắp vào như cũ. Lưu ý làm cẩn thận tránh rơi vỡ. Mỗi lần làm vệ sinh lõi lọc hết 5 phút.
Máy lọc nước RO bắt buộc phải dung điện vì cơ cấu thẩm thấu ngược, để đẩy được nước qua màng RO cần phải tăng áp lực nước bằng máy bơm tăng áp vì vậy phải dùng điện. Khi máy bơm hoạt động,  công xuất nước qua ba lõi lọc thô vào khoảng 80-90 lít nước/h. màng RO có công xút nước là 10 lit nước/h. Do sự chênh lệch công xuất lọc nước qua cao giữa bộ lọc thô của máy và màng RO vì vậy có một lượng nước lớn bị úng nước không kịp thoát ra được  nên bắt buộc phải có đường nước thải. Nước thải của máy lọc nước công nghệ RO đã được xử lý qua bộ lọc thô gồm 3 lõi lọc nên có chất lượng nước rất sạch, có thể nói sạch hơn nước đầu vào. Theo thời gian khi các lỗ lọc của màng lọc RO bị bít dần lại, công xuất lọc của màng RO càng thấp thì lượng nước thải càng nhiều, lượng nước thải có thể lên đến 80-90% cho đến khi màng lọc RO tắc hẳn.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Làng khát nước sạch

Posted by Unknown On 21:18

Gần 40 năm qua, người dân làng Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị phải uống “nước ruộng”...
Không biết bao nhiêu người chết do lâm bệnh hiểm nghèo mà nguyên nhân được ngành y tế xác định là có liên quan đến ăn, uống nguồn nước bẩn...
Cách TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị hơn 10km nhưng nhiều năm qua, gần 500 hộ dân và gần 2.000 nhân khẩu của làng Lâm Xuân “chưa biết mùi nước sạch”. Và trong những ngày này, khi đến làng Lâm Xuân chỉ thấy một màu nước vàng.
Hệ thống giếng nước sinh hoạt của người dân tự đào nơi sâu nhất thì khoảng 4m, có nơi chỉ cần vài lát cuốc là đã có nước. Đem so sánh nước giếng và nước ruộng thì hai loại nước này đều có màu tương đồng với một màu vàng quánh của bùn đất.
 
Chị Nga đưa chiếc áo trắng vừa quệt vào thành trong của bể lọc nước và kết quả là bùn đất bám vào chiếc áo này là “không thể tưởng tượng được”.
Chị Nguyễn Thị Nga, người dân làng Lâm Xuân mở bể lọc nước nhà mình và chỉ tay vào đó, nói: “Bể nước này gia đình đã lọc hơn 1 tuần qua nhưng đến nay vẫn một màu đục quánh, mùi hôi bốc lên từng ngày”. Chưa dừng lại đó, chị Nga còn dùng một chiếc áo trắng quệt nhẹ vào thành bên trong của bể lọc nước thì chiếc áo đã dính một màu vàng óng của đất từ nước lọc thải ra. “Lọc hoài mà đất bùn trong nước vẫn không thể nào sạch được.
Hơn một tuần cho nước vào bể gạn lọc mà đến nay nước múc ra để dùng vẫn một màu đục vàng thôi. Biết làm răng bây giờ. Nấu cơm, nấu cháo, nước uống tất cả phải dùng loại nước “thượng hạng” này thôi...”- chị Nga chia sẻ.
Không giấu được nỗi niềm khao khát mong có nước sạch để sử dụng, ông Nguyễn Ngọc Hạnh khẳng định: “Bây chừ (giờ) có ai đó yêu cầu gia đình tôi nộp cho họ 20 triệu đồng để xây hệ thống nước máy sạch về dùng tôi cũng sẵn sàng bỏ ra ngay. Chứ bấy lâu nay, cả cái làng này uống nước bẩn nên không biết bao nhiêu người chết vì bệnh hiểm nghèo. Tính sơ sơ, trung bình mỗi năm cũng có 5 - 7 trường hợp chết do ung thư, còn các căn bệnh khác có liên quan do dùng nước bẩn mà mắc phải thì không biết bao nhiêu mà kể”.
Chúng tôi đem nỗi niềm của người dân nói với ông Thân Hữu Toàn, trưởng thôn Lâm Xuân, được biết: “Chúng tôi đã nhiều lần đề cập, phản ánh với chính quyền xã cùng làm việc với lãnh đạo cấp huyện, song đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời, trong khi đó các làng lân cận đã có nước máy sạch để dùng.
Để đối phó với những căn bệnh nguy hiểm do uống nước bẩn gây ra, mấy tháng trở lại đây, dân làng Lâm Xuân nhà nào cũng phải đem can đi mua nước sạch ở các làng kế cận về dùng. Mà cũng hạn chế lắm vì một can nước khoảng 20 lít phải mất gần chục nghìn đồng, nên chỉ mới dùng nấu cơm, nấu nước để uống thôi. Còn tắm, giặt vẫn phải dùng nước bẩn ấy nên các căn bệnh ngoài da mà dân làng Lâm Xuân, đặc biệt các em nhỏ mắc phải vẫn đang trong tình trạng báo động cao”.
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cần sớm có giải pháp để đầu tư một hệ thống nước sạch cung cấp cho những người dân ở đây sinh hoạt nhằm giúp người dân tránh được những căn bệnh do nước bẩn gây ra.

Theo con số thống kê mới nhất của Trạm Y tế xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, số người mắc và chết vì bệnh ung thư trên địa bàn toàn xã từ đầu năm đến nay là 12 người, với các bệnh ung thư như: Ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư phổi… Trong số 12 người mắc bệnh ung thư đã có 9 người chết.
 
Người dân cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ nguồn nước sinh hoạt chứa nhiều asen.
Đây mới chỉ là con số tổng hợp nhanh của Trạm Y tế xã dựa trên số người đã đi khám và phát hiện ra bệnh. Ông Lê Văn Ngợi, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, cho rằng trong xã còn nhiều người mắc bệnh ung thư nhưng chưa phát bệnh, chưa đi khám nên chưa biết.
Tại xã Định Liên, số người mắc và chết vì bệnh ung thư nhiều và tăng dần trong gần 10 năm trở ại đây. Cũng những con số thống kê cho thấy từ năm 2005 đến năm 2011, toàn xã có 291 người chết nhưng có đến 82 người chết vì ung thư (chiếm 28,18%). Như vậy mỗi năm có hàng chục người chết vì ung thư.
Ông Ngợi cho biết thêm: “Trước kia số người mắc và chết vì bệnh ung thư của xã chỉ tập trung nhiều nhất ở làng Bái Thủy nhưng đến nay đã lan rộng ra nhiều làng khác trong xã. Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở đây là do nguồn nước sinh hoạt của người dân địa phương có chứa nhiều asen - chất gây bệnh ung thư”.
 
 Nguồn nước hiện tại của gia đình bà Lê Thị Ân, trú thôn 5, đang sử dụng chứa lượng asen cao gấp nhiều lần so với quy định cho phép.
Theo kết quả xét nghiệm của Sở TN&MT Thanh Hóa vào tháng 7/2007, trong 8 mẫu nước được lấy đi xét nghiệm tại các địa điểm ở làng Bái Thủy, có đến 6 mẫu chứa hàm lượng asen cao hơn mức cho phép từ 1,2 - 4,5 lần (Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết định số: 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế, TCVN 6182-1996).
Mẫu nước nhiễm asen nặng nhất là tại gia đình bà Lê Thị Ân, thôn 5, Bái Thủy, nồng độ asen chiếm 0,044mg/1 lít. Thực tế cho thấy, gia đình bà Ân đã có 3 người chết vì bệnh ung thư. Năm 2005 con trai bà là anh Nguyễn Văn Dũng phát bệnh ung thư và qua đời. Đến năm 2009, chồng bà là ông Nguyễn Văn Cát và người con trai út là Nguyễn Văn Phượng cũng đổ bệnh ung thư và mất ngay sau đó.
Theo ghi nhận của chúng tôi tại làng Bái Thủy, hầu hết các hộ dân ở đây đều dùng nước giếng khoan làm nước sinh hoạt chính. Nước giếng ở đây sau khi được bơm từ lòng đất lên chỉ để vài giờ đồng hồ đã chuyển màu vàng đục, nổi váng trên bề mặt… Hầu hết những vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt của các hộ dân đều bị bám màu vàng. Người dân chỉ lọc qua một lớp cát và đá nhỏ rồi đem dùng làm nước sinh hoạt.
Dẫn chúng tôi đi thực tế tại thôn 5, bà Lê Thị Minh trưởng thôn chia sẻ: “Biết là nước bị nhiễm nhiều độc tố gây bệnh nhưng người dân không còn cách nào khác, bắt buộc phải dùng nước này vì không còn nguồn nước nào thay thế. Nhiều hộ dân có điều kiện xây bể đựng nước mưa nhưng cũng không đủ nước để dùng cho cả năm. Số người mua máy lọc nước chỉ đếm được trên đầu ngón tay”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, Ông Nguyễn Văn Sĩ, Chủ tịch UBND xã Định Liên, cho biết: “Thực tế là hơn 10 năm nay số người chết vì căn bệnh ung thư của xã tăng cao. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã lan ra toàn xã. Theo khuyến cáo thì là do nguồn nước nhiễm chất gây ung thư nhưng đến nay người dân trong xã chúng tôi vẫn mong chờ phương án của các cơ quan chức năng sớm có biện pháp để giúp người dân cải thiện nguồn nước, giảm tỷ lệ mắc và chết vì ung thư để người dân bớt lo lắng”.
Trước đó, sau khi kiểm tra nguồn nước tại Định Liên năm 2007, Sở TN&MT Thanh Hóa đã gửi công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cấp kinh phí để xử lý nguồn nước nhiễm asen cho xã Định Liên, đồng thời trình Bộ TN&MT giúp Thanh Hóa hỗ trợ, chuyển giao công nghệ xử lý chất asen có trong nước cho người dân Định Liên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hồi âm.
 
 Ông Lê Văn Ngợi, Trạm trưởng trạm y tế Định Liên.
“Chúng tôi vô cùng hoang mang lo lắng. Nguy cơ nhiễm bệnh ung thư trong người không biết ai bị và chết lúc nào. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm có biện pháp giúp người dân để không còn phải sống trong lo sợ bị “tử thần ung thư” gọi tên”, một người dân nơi đây bày tỏ.
Giải pháp tạm thời được các chuyên gia khuyến cáo với người dân nơi nguồn nước có chứa nhiều chất asen gây ung thư là không nên lọc nước theo hình thức đơn giản mà phải sử dụng máy lọc công nghệ hiện đại, hòng bỏ hết tạp chất và chất độc hại asen gây ung thư. Tuy nhiên với khả năng kinh tế không mấy khá giả của người dân nơi đây, không phải hộ nào cũng có thể tự trang bị cho mình được chiếc máy lọc nước này.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Trong tiêu chuẩn nước uống

Posted by Unknown On 19:48

Trong tiêu chuẩn nước uống, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
2. AOAC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Association of Official Analytical Chemists có nghĩa là Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống.
3. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Watercó nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
4. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
5. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
6. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
7. pCi/l là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Picocuri per litre có nghĩa là đơn vị đo phóng xạ.

CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC UỐNG
I. Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng
- Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B, C do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
II. Giám sát định kỳ
1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tuần do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
3. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ C:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/02 năm do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
III. Giám sát đột xuất
1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:
a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
PHẦN IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước:
1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích ăn uống trên địa bàn tỉnh, thành phố.
III. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Trên đây là tất cả các tiêu chuẩn nước uống do Cục Y Tế Dự Phòng và Môi Trường biên soạn.
  • Các tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y Tế bổ xung sẽ được chúng tôi cập nhật thêm tiếp sau

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013


Theo PRNewswire-AsiaNet, ngày 5/3, ngôi sao Hàn Quốc Won Bin đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, tham gia trong đoạn phim quảng cáo cho sản phẩm máy lọc nước của công ty thiết bị gia dụng Cuckoo Electronics Co., Ltd ở Việt Nam.

Hình ảnh
Hình ảnh
Ngôi sao Hàn Quốc Won Bin, được khán giả Việt Nam biết đến qua vai diễn trong bộ phim "Trái tim mùa Thu" hồi năm 2000, đã trở thành người mẫu phim quảng cáo của Cuckoo từ năm 2010. Anh đã có những đóng góp lớn vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tăng doanh thu qua việc tạo hình ảnh "cơm ngon và nước sạch" với sản phẩm nồi cơm điện và máy lọc nước Cuckoo.

Đoạn phim quảng cáo này sẽ được quay tại một khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp ở Đà Nẵng nhằm giới thiệu các sản phẩm máy lọc nước đá và máy lọc nước nano.

Được thành lập năm 1978 ở Hàn Quốc, công ty điện tử Cuckoo chuyên doanh thiết bị gia dụng. Trong thị trường nồi cơm điện - mảng kinh doanh chính của Cuckoo, công ty này luôn giữ ngôi vị số 1 với tổng doanh số bán nồi cơm điện ở thị trường Hàn Quốc đã vượt quá 25 triệu chiếc, chiếm hơn 73% thị phần.

Năm 2010, Cuckoo bắt đầu tham gia thị trường máy lọc nước với thương hiệu sản phẩm đã đạt được ở thị trường nồi cơm điện và đang cố gắng củng cố vị trí là nhãn hiệu hàng đầu trên thị trường máy lọc nước.

Các sản phẩm máy lọc nước của Cuckoo đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ tháng 7/2012 và đang dần nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng Mỹ, vốn đặt ra những tiêu chuẩn cao về vệ sinh nước.

Cuckoo đã giành được vị trí là thương hiệu nồi áp suất hàng đầu và sẽ tiến vào thị trường Việt Nam với sản phẩm máy lọc nước mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam "cảm nhận về nước sạch."

Với những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng Việt Nam, Cuckoo sẽ mở một cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong nửa đầu năm nay
Theo tìm hiểu, rất có thể loại máy lọc nước này sẽ là sản phẩm mới của tập đoàn Kangaroo sẽ ra mắt trong thời gian tới đây.

Lộ thông tin công nghệ lọc nước mới của Kangaroo
Máy lọc nước của Kangaroo đang "thống lĩnh" thị trường Việt Nam 
 
Theo đó, thành viên trên trang diễn đàn lamchame chia sẻ, khi tìm hiểu về máy lọc nước có khả năng loại asen cho gia đình vì thuộc khu vực nước được cho là có khả năng nhiễm asen vượt quá chỉ tiêu cho phép, chị đã được tư vấn nên chờ trong một thời gian ngắn nữa bởi loại máy này sắp có mặt tại thị trường Việt Nam.

Nhiều thành viên trên diễn đàn tỏ ra rất quan tâm tới thông tin này bởi gần đây, các thông tin về nguồn nước sinh hoạt tại nhiều khu vực ở Hà Nội được cho là nhiễm asen vượt quá tiêu chuẩn về nước sinh hoạt, đặc biệt như các khu vực Từ Liêm, Thanh Trì, Yên Phụ, Pháp Vân… 

Với các sản phẩm máy lọc nước R.O đã trở nên quen thuộc và tạo được sự an tâm trong mỗi gia đình, kịch bản về một chiếc máy lọc nước thế hệ mới hoàn hảo hơn là hoàn toàn có thể.

Khi tìm hiểu thêm thông tin, trên trang Facebook chính thức của tập đoàn Kangaroo, các topic liên quan đến thạch tín (asen) và cách xử lý, hay nguyên lý bổ sung vi chất cho nước lọc liên tục được nhắc đến.
 
Thông tin trên trang facebook chia sẻ: Asen là loại độc tố rất nguy hiểm đối với cơ thể con người, nếu sử dụng lâu có thể gây ra các bệnh như ung thư. Theo bản đồ nhiễm asen ở Việt Nam, 21% dân số đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen và Hà Nội thuộc 1 trong 10 tỉnh nhiễm asen cao nhất. 

Kangaroo sẽ có giải pháp tối ưu trong thời gian tới. Như vậy, rất có thể tập đoàn này đang chuẩn bị cho một công nghệ hoàn toàn mới dành cho nguồn nước tại Việt Nam.

Nếu chính xác thì đây sẽ là thông tin đáng chú ý đối với người dân bởi với tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay và khả năng tự kiểm tra là rất khó thì việc tự trang bị một thiết bị riêng trong gia đình để bảo vệ sức khỏe là hết sức cần thiết.

Kangaroo được biết đến là tập đoàn chuyên sản xuất, phân phối các thiết bị điện gia dụng, công nghệ xử lý nước sinh hoạt, trong đó máy lọc nước có thể được coi là sản phẩm chiến lược tạo nên xu hướng sinh hoạt và tiêu dùng mới trên thị trường. Riêng trong năm 2012, đã có gần 500.000 chiếc máy lọc R.O của tập đoàn này được tiêu thụ trên thị trường.
 

Hà Nội 'sốt' với dịch vụ rửa xe bằng... nước nóng

Thời gian gần đây, tại Hà Nội xuất hiện một dịch vụ đặc biệt- dịch vụ rửa xe bằng... nước nóng. Giá cho mỗi lần rửa xe cũng "ngốn" đến gần triệu bạc nên nhiều người ví đây là dịch vụ…"quý tộc"!
Dịch vụ... "quý tộc"
Chúng tôi dừng xe tại một cửa hàng rửa xe bằng nước nóng tên T.D. trên phố Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người bạn đi cùng tôi cho biết, cửa hàng này đã mở được 6 tháng, thu hút rất nhiều khách rửa xe, đặc biệt là những khách hàng có xế hộp.
Lúc chúng tôi đến, đã có 3 xe đang ngồi đợi tới lượt của mình, những nhân viên sửa xe ở đây vừa làm, vừa giới thiệu cho khách những khúc mắc trong việc rửa xe bằng nước nóng, nếu có người hỏi về việc rửa xe đặc biệt này.

Anh Trần Văn Khánh - quản lý của cửa hàng cho biết, đây là cửa hàng của diễn viên T.H.. Để có thời gian đi diễn và làm việc chuyên môn nên cửa hàng được giao cho anh quản lý toàn bộ.
Để mở ra một cửa hàng rửa xe như thế này, diễn viên T.H. đã phải đầu tư 600 triệu để mua máy, sửa lại cửa hàng, làm gara rộng và mua sắm các thiết bị cần thiết... Theo anh Khánh, dịch vụ rửa xe bằng nước nóng ở trong Sài Gòn có rất nhiều, nhưng ở Hà Nội mới xuất hiện cái thứ hai. Vì đây là dịch vụ lạ nên nhiều "xế hộp" đã rỉ tai nhau đến rửa xe và dọn đồ nội thất cho xe nên cửa hàng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào từ 10h sáng đến đêm khuya.
Trên các diễn đàn mạng, nhiều topic bàn luận sôi nổi về dịch vụ rửa xe này, nhất là các trang online dành cho những người yêu thích máy móc, ôtô như: Chợ điện tử, autopro... Nhiều người chỉ mới nghe đến dịch vụ rửa xe bằng nước nóng trên mạng đã lên topic tìm hiểu và hỏi những câu hỏi như: "Rửa xe bằng nước nóng có đảm bảo an toàn cho xe không?" hay "mất bao nhiều tiền cho một lần rửa xe bằng nước nóng?"... khiến cho các diễn đàn cũng sôi nổi không kém các chủ đề khác.
Anh Khánh cho biết, nhiều người cũng tìm thông tin trên mạng và đến đây rửa xe, dịch vụ làm sạch xe bằng nước nóng chính là cách dùng hơi nước nóng để rửa các bộ phận, chi tiết cho ôtô, xe máy bằng một loại máy nhập khẩu từ nước ngoài.
Máy này được cắm vào ổ điện hoặc dùng dầu Diesel, cùng với nước và hóa chất tẩy rửa, máy sẽ tạo ra hơi nước nóng có nhiệt độ gần 100oC để rửa sạch bề mặt xe và các chi tiết khác.
Cửa hàng rửa xe bằng nước nóng thu hút nhiều khách
Anh Khánh cũng cho biết thêm, hàng ngày cửa hàng của anh nhận rửa xe bằng nước nóng cho 5 - 8 xe. Nếu vào những ngày cuối tuần và sau các ngày lễ thì số lượng tăng do nhu cầu làm sạch xe của khách hàng tăng.
Anh Khánh "bật mí" cách rửa xe này ưu thế hơn hẳn cách rửa xe thông thường vì máy xe đang nóng, nếu rửa bằng nước lạnh đột ngột thì sẽ dễ làm nứt bề mặt lốc máy và ảnh hưởng đến các chi tiết điện tử. Còn rửa xe bằng nước nóng thì nhiệt độ hơi nước cân bằng với nhiệt độ trong khoang máy nên rất an toàn. Hơn nữa, trong quá trình làm sạch xe, nhân viên sẽ sử dụng hóa chất chuyên sử dụng để vệ sinh khoang máy nên rất sạch sẽ.
"Vì rửa bằng hơi nên không ảnh hưởng đến các chi tiết điện tử và cảm biến trong xe. Tránh được việc xối nước trực tiếp vào các đầu giắc điện, điện tử, cổ hút gió...", anh Khánh quả quyết.
Rửa xe nhưng... tiết kiệm nước
Anh Trần Minh, một nhân viên rửa xe bằng nước nóng tại cửa hàng T.D cho chúng tôi biết, xe ô tô sau một quá trình sử dụng lâu dài, trên bề mặt động cơ, các hệ thống ống dẫn, các chi tiết về cảm biến, hệ thống ECU, thậm chí có thể nói toàn bộ khoang máy thường bị bụi bẩn nên vệ sinh lại khoang máy là điều rất cần thiết.
Vì nếu để bị bẩn lâu ngày thì bề mặt lốc máy bị oxi hóa, hệ thống ống cao su và chi tiết nhựa sẽ nhanh lão hóa, đầu cọc bình ắc quy cũng bị xuống cấp dẫn đến tình trạng cấp điện kém, bị bám bụi nhiều đương nhiên sẽ ngăn cản sự thoát nhiệt khoang máy và ảnh hưởng đến tình trạng của động cơ và các chi tiết trong xe. Theo một số chuyên gia về ôtô, việc vệ sinh sạch sẽ khoang máy và động cơ bằng hơi nước nóng sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình làm mát, chống cáu bẩn, gỉ sét của xe.
Vì nước được làm nóng lên và chuyển thành hơi nước, nên dịch vụ này được đánh giá là "sạch" và tiệt trùng. Trong khi rửa, hơi nước sẽ không làm ô nhiễm nước hoặc không khí, và không có ảnh hưởng phụ cho ô tô.
Hơn nữa, rửa bằng hơi nước có thể tiết kiệm nhiều năng lượng. Để rửa xe, chỉ cần 1,5 lít nước và 0,8kwh điện. Nói là rửa xe bằng nước nóng, nhưng lượng nước phải dùng rất ít, nên tiết kiệm được nước, hơn nữa chỉ cần 2- 3 phút là nước đã nóng. Theo Minh, dịch vụ này chi phí bỏ ra thấp nhưng lại có hiệu suất cao, đó là một ưu điểm mà các cửãa hàng rửa xe khác rửa bằng nước lạnh hoặc rửa xe không cần nước (dùng hóa chất lau chùi) không có được.
Để được nhiều khách hàng tìm đến, cửa hàng T.D. có cách "ghi điểm" rất ấn tượng với khách hàng, đó là nếu xe nào lần đầu đến rửa xe bằng nước nóng, cửa hàng sẽ lấy giá bằng 3/4 giá rửa thông thường gọi là "sự chào hỏi".
Bên cạnh đó, người quản lý cửa hàng cũng tích cực đưa các thông tin lên mạng để thu hút khách hàng. Anh Khánh cho biết, từ ngày cửa hàng dùng dịch vụ rửa xe bằng nước nóng, nhân viên ở cửa hàng được nhàn hơn, bởi máy rửa bằng hơi nước được tự động hóa theo cơ chế tự động hóa. Máy sẽ tự động nạp đầy nước, điều chỉnh áp suất, có chuông báo khi thiếu nước, ngắt điện và giảm hết áp suất khi có nguy hiểm.
Mọi chi tiết đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi được chọn và toàn bộ máy cũng được thử nghiệm trước khi bán, vì vậy nó rất an toàn.
Anh Trần Minh cho chúng tôi biết thêm, máy rửa xe bằng nước nóng được thiết kế nhỏ gọn, không ô nhiễm môi trường, không cần hệ thống thoát nước, không cần vị trí cố định, di động, an toàn... nên có thể linh động mang máy đi xa được.
Như tháng 2 vừa rồi, cửa hàng nhận rửa xe cho một công ty Vận tải hành khách với số lượng gần 50 ô tô, cửa hàng đã cho nhân viên mang máy đến tận nơi để rửa xe cho khách hàng. Chính sự linh động này đã tạo điều kiện cho cửa hàng ký được nhiều hợp đồng rửa xe bằng nước nóng hơn cách rửa xe truyền thống khác.
"Chiếc máy tạo hơi nước nóng để rửa xe, cửa hàng T.D. đã phải đầu tư 157 triệu cho mỗi máy với mức nước tiêu thụ lớn nhất là 60cc/phút. Hiện cửa hàng đang có 3 máy đang hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu khách hàng", Minh bật mí.
Trong phương án kinh doanh của T.D., thời gian tới cửa hàng sẽ đầu tư, mở rộng số lượng máy rửa xe bằng nước nóng để có thể chia làm hai bộ phận, một nửa ở lại cửa hàng rửa xe, một số khác sẽ linh động, mang máy đến tận nơi theo hợp đồng để rửa xe cho khách hàng.
Đang chờ nhân viên rửa xe cho mình, anh Tiến Nam ở ngõ 123, phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội cho biết: "Rửa xe ô tô vào mùa lạnh là một khó khăn lớn, đặc biệt là ở những khu vực có nhiệt độ kết đông.
Nhưng rửa xe bằng nước nóng, có thể khắc phục được điều này vì máy có thể hoạt động ở 0oC, mà không lo bị đông cứng nước trên các vật cần rửa. Đây là một thuận lợi mà việc rửa bằng nước lạnh không bao giờ có được. Tuy nhiên khi rửa xe, khách hàng nên dặn nhân viên cẩn thận kẻo hơi nước vào bảng điện tử.
Bạn tôi có lần rửa xe bằng nước nóng trên phố Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), do so ý nên nhân viên ở đây đã xịt quá nhiều hơi nước vào bảng điện tử dẫn đến bị chập điện, người bạn phải mang xe đi sửa ở nơi khác mới khắc phục được...".
Giá dịch vụ… siêu đắt
Anh Vũ Mạnh Cường, phố Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Tôi sử dụng dịch vụ rửa xe bằng nước nóng đã 3 tháng nay. Một lần vào Sài Gòn công tác, tôi thấy trong đó có dịch vụ này rất hay, được "dân mê tốc độ" trong đó sử dụng nhiều nên khi về Hà Nội, tôi tìm địa chỉ trên mạng và đến rửa xe.
Chúng tôi gọi đây là dịch vụ rửa xe... "quý tộc", vì giá mỗi lần rửa xe bằng nước nóng khá đắt đỏ, từ 600 - 800.000 đồng/một lần rửa xe, dọn nội thất.
Khách hàng rửa xe ở đây chủ yếu là người đi ô tô, cũng có một vài xe máy sử dụng dịch vụ này, nhưng chủ yếu là những xe đắt tiền như LX, SH, Spacy... giá rửa xe máy cũng từ 100 - 200.000 đồng/lần, đây không phải là giá "mềm" để ai muốn rửa cũng được...".