Vai trò của nước sạch với con người.
Con người cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nước mà các bạn uống hàng ngày có đảm bảo được là nước sạch không?
Sự cần thiết của nước sạch đối với đời sống con người như thế nào? Nói hình tượng một tí là hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu tìm xem trên sao Hỏa có nước hay không, vì theo họ nếu sao Hỏa có nước thì có khả năng là có sự sống ở đây, dù trước đó hoặc hiện nay. Như vậy chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nước là cội nguồn của sự sống, nếu không có nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm nặng thì sự sống trên hành tinh và của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong cơ thể con người nước chiếm đến 65 – 70% trọng lượng, nước tham gia vào thành phần cấu tạo các tế bào, mô; là thành phần của máu để giúp máu lưu thông dễ dàng trong huyết quản, là dung môi để hòa tan các chất dinh dưỡng, khí oxy, các hormon, các chất men theo dòng máu vận chuyển và cung cấp cho các cơ quan để duy trì sự sống, họat động chức năng và phát triển; Đồng thời thu nhận khí CO2 đến thải ở phổi và các chất độc để chuyển hóa ở gan, và thải ra ở mật và nước tiểu. Nước còn giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt vì nếu thân nhiệt con người vượt quá 42oC là tử vong; nước làm cho da dẻ tươi sáng, mát mẻ ở người uống đủ nước khỏang 2 – 3 lít nước/ngày tùy theo mùa và thể trạng. Nước cần dùng trong sinh họat để vệ sinh cá nhân, nhà cửa, thực phẩm, áo quần…
Trong đời sống nước nuôi sống thực vật và sinh động vật cung cấp chất thực phẩm dinh dưỡng, thuốc men cho con người và các nguyên vật liệu chế tác các đồ dùng, tạo ra rừng xanh, sông rộng, biển cả bao la, tạo môi trường xanh mát che chở cho con người. Đối với môi trường tự nhiên nước tạo ra vòng tuần hoàn “ mưa - nước ngọt – nuớc biển – mưa” để duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa khí hậu toàn cầu tránh những tổn hại nguy hiểm khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh giữa ngày và đêm. Người ta có thể nhịn đói 7 – 10 ngày nhưng không ai sống sót nếu không có nước quá 3 ngày. Cho nên nói không có nước thì không có sự sống là chắc chắn đúng.
Vì sao nước và môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Ông bà ta thường nói “trăm dơ lấy nước làm sạch”, cho nên tất cả những gì dơ bẩn thì nước đành gánh chịu. May thay trong sự tự vận hành của thiên nhiên, nước cũng có quy trình tự làm sạch nước nhờ những hoạt động của vi sinh vật và vi tảo cùng sự quang hợp ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên với gánh nặng hơn 7 tỉ con người đang sống trên địa cầu hiện nay, việc cung cấp dinh dưỡng cho sự sống và thải cặn bả ra môi trường, đã đến mức tới hạn của sự tự làm sạch môi trường. Nếu con người không có sự nâng cao ý thức và chung tay giữ sạch môi trường, bảo vệ nguồn nước thì việc ô nhiễm nước và môi trường như hiện nay là điều tất yếu.
Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường có thể chia ra làm 02 nhóm,
1. Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…
2. Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí; Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; Chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng; sau cùng và cũng là nguy hại nhất là chất thải phóng xạ.
Vì sao nước và môi trường bị ô nhiễm? Nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Ông bà ta thường nói “trăm dơ lấy nước làm sạch”, cho nên tất cả những gì dơ bẩn thì nước đành gánh chịu. May thay trong sự tự vận hành của thiên nhiên, nước cũng có quy trình tự làm sạch nước nhờ những hoạt động của vi sinh vật và vi tảo cùng sự quang hợp ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên với gánh nặng hơn 7 tỉ con người đang sống trên địa cầu hiện nay, việc cung cấp dinh dưỡng cho sự sống và thải cặn bả ra môi trường, đã đến mức tới hạn của sự tự làm sạch môi trường. Nếu con người không có sự nâng cao ý thức và chung tay giữ sạch môi trường, bảo vệ nguồn nước thì việc ô nhiễm nước và môi trường như hiện nay là điều tất yếu.
Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường có thể chia ra làm 02 nhóm,
1. Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…
2. Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí; Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; Chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng; sau cùng và cũng là nguy hại nhất là chất thải phóng xạ.
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
- Các bệnh về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư, các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên tục trong đất, nước, không khí và môi trường.
Là người dân tôi có thể làm gì để giữ sạch nguồn nuớc và bảo vệ môi trường?
Việc hoạch định chính sách, hoạt động quy mô tầm cỡ quốc gia, quốc tế thì đã có Nhà nước lo toan. Là công dân thường chúng ta chỉ nên giào dục con cháu và động viên mọi người thực hiện như mình những hành vi như: không thải bỏ tự do bất cứ vật gì xuống dòng nước, ra môi trường chung, tiết kiệm nước và sẵn sàng tham gia vào các hương ước, quy định của địa phương về bảo vệ đất, nước và môi trường. Phân loại rác tại gia đình và tận dụng lại các túi nylon, đồ nhựa, vật thủy tinh. Mỗi gia đình phải có ít nhất 01 nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong ăn uống, tiêu dùng đừng lãng phí để bảo đảm kinh tế và duy trì nguồn lực trái đất.