Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013


ND - Cơn bão số bảy đã đổ bộ vào các tỉnh miền trung. Không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nguy cơ về dịch, bệnh do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Do đặc điểm của bão, lụt thường gây ngập úng trên diện rộng và thời gian kéo dài, nhiều công trình cấp nước, công trình vệ sinh của người dân bị phá hủy là cơ hội phát sinh, phát triển các loại bệnh như: sốt rét, bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết... nhất là bệnh tay, chân, miệng.
Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch, bệnh trên là do khi bão, lụt xảy ra trên diện rộng, các mầm bệnh dễ lây lan theo nguồn nước. Thêm vào đó, sự di chuyển của người dân, nhất là những người bệnh cũng dễ làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh. Ngoài ra, do quá mệt mỏi trong thời gian bão lụt, nên sức đề kháng của con người giảm, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các vật chủ và trung gian truyền bệnh, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thương hàn... rất dễ lây lan ở cộng đồng. Trong khi ở các vùng bão lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, sau khi bão tan, nước rút, cùng với việc khắc phục những thiệt hại do bão, lũ gây ra như: đường sá, cầu cống, điện, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống thì một việc cũng hết sức quan trọng, cần được triển khai sớm là thực hiện ngay các biện pháp xử lý nguồn nước, môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại những nơi bị ảnh hưởng của bão lụt, triển khai phương châm "nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó". Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành,  đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp chặt chẽ ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước tại các khu vực dân cư như: xử lý các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt; xử lý rác thải; phân gia súc, gia cầm, xác súc vật bị chết..., nhất là thực hiện ngay vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, môi trường tại các hộ gia đình và các khu vực cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện từ trước khi bão lụt xảy ra, ngành y tế cần tập trung lực lượng, có mặtND - Cơn bão số bảy đã đổ bộ vào các tỉnh miền trung. Không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nguy cơ về dịch, bệnh do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Do đặc điểm của bão, lụt thường gây ngập úng trên diện rộng và thời gian kéo dài, nhiều công trình cấp nước, công trình vệ sinh của người dân bị phá hủy là cơ hội phát sinh, phát triển các loại bệnh như: sốt rét, bệnh đường tiêu hóa, ngoài da, đau mắt đỏ, dịch sốt xuất huyết... nhất là bệnh tay, chân, miệng.
Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch, bệnh trên là do khi bão, lụt xảy ra trên diện rộng, các mầm bệnh dễ lây lan theo nguồn nước. Thêm vào đó, sự di chuyển của người dân, nhất là những người bệnh cũng dễ làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh. Ngoài ra, do quá mệt mỏi trong thời gian bão lụt, nên sức đề kháng của con người giảm, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các vật chủ và trung gian truyền bệnh, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thương hàn... rất dễ lây lan ở cộng đồng. Trong khi ở các vùng bão lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chính vì vậy, sau khi bão tan, nước rút, cùng với việc khắc phục những thiệt hại do bão, lũ gây ra như: đường sá, cầu cống, điện, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống thì một việc cũng hết sức quan trọng, cần được triển khai sớm là thực hiện ngay các biện pháp xử lý nguồn nước, môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại những nơi bị ảnh hưởng của bão lụt, triển khai phương châm "nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó". Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành,  đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp chặt chẽ ngành y tế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước tại các khu vực dân cư như: xử lý các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt; xử lý rác thải; phân gia súc, gia cầm, xác súc vật bị chết..., nhất là thực hiện ngay vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, môi trường tại các hộ gia đình và các khu vực cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện từ trước khi bão lụt xảy ra, ngành y tế cần tập trung lực lượng, có mặt tại các nơi ngập úng để cấp phát thuốc, hướng dẫn người dân xử lý môi trường theo đúng quy định. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Ðối với người dân bị ảnh hưởng bão lũ, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực giếng nước, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chôn xác động vật đúng nơi quy định. Người dân cần thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống...
Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau bão, lụt.
 tại các nơi ngập úng để cấp phát thuốc, hướng dẫn người dân xử lý môi trường theo đúng quy định. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.
Ðối với người dân bị ảnh hưởng bão lũ, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực giếng nước, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chôn xác động vật đúng nơi quy định. Người dân cần thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống...
Thực hiện đồng bộ các biện pháp đó sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau bão, lụt.

Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét